Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

Đây thật sự là một niềm vinh dự cho tôi được phát biểu trước các nhà tri thức và thông thái cao quý tụ tập ở đây ngày hôm nay để kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, người chiến sỹ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một thế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thời kỳ sau Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á, và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở thế kỷ 20. Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào  năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng. Những tình cảm này được thể hiện rõ rệt trong Nghị quyết của Đại hội đồng với sự nhấn mạnh rằng: tư tưởng của Người chứa đựng nguyện vọng của nhân dân muốn khẳng định nền văn hoá riêng của mình và xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tổng giám đốc UNESCO giúp đỡ cho các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt ở Việt Nam.

Tên gọi cuộc Hội thảo khoa học là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn” nhằm nêu bật nhiều mặt của nhân cách con người vĩ đại này. DO đó, tôi thấy sẽ không khiêm tốn nếu bàn về cuộc đời và các thành tựu của Người khi bao nhiêu diễn giả nổi tiếng có mặt tại đây và là những người mà tôi tin chắc sẽ góp phần quan trọng là điều sẽ rất đáng ca ngợi và làm phong phú kinh nghiệm cho mọi người.

Đây là một thành tựu không nhỏ đối với Người, con mọt nhà nho của một nước nghèo. Người trỏ thành nhà lãnh đạo không thể chối cãi của nhân dân Việt Nam và riêng mình đã phải chịu đựng những khó khăn khủng khiếp suốt trên ba thập kỷ. Nếu ta nhìn về thời niên thiếu của Người, chúng ta thấy một con người đang lo tìm một nơi cắm neo. Người không thể hoàn tất việc học tập của ình và sau đó đã trở thành một thấy giáo. Người vào học một trường kỹ thuật. Trong vài năm trời, Người trở thành một thuỷ thủ đi hết hải cảng này đến hải cảng khác. Giữa chiến tranh thế giới thứ nhất, ta lần lượt gặp Người là người coi vườn, quét tuyết, hầu bàn, rửa ảnh và thợ đốt lò. Dĩ nhiên Người cảm thấy không thanh thản và lo tìm một ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Chính ở Pháp giữa 1917 và 1923, Người đã trở thành một nhà XHCN tích cực và chính vào lúc này, ta thấy bản chất thực sự của Người bùng nổ. Năm 1920 được cổ vũ bởi thành công của cách mạng cộng sản Nga, Người đứng về phía những người cộng sản Pháp khi họ rút khỏi Đảng Xã hội. Đây là một bước ngoặt lớn và về sau dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930. Người tích cực xây dựng lực lượng của phong trào yêu nước ở Việt Nam và bắt tay với đồng minh chống Nhật. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, cuộc tổng khởi nghĩa đã nổ ra trong cả nước. Ngày 2-9-1945, trước một cuộc mittinh lớn ở quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch tuyên bố Việt Nam độc lập, Người nói:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thê xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”*. Nhưng Người đã không được nghỉ ngơi. Thế nhưng Người không bỏ cuộc, Người khôn khéo kết hợp chiến thuật với ngoại giao, kiên trì thương lượng, bởi vì Người biết rằng thời gian thuộc về phía mình. Quan điểm sáng suốt và khả năng làm chủ sự kiện giúp Người đạt được mục tiêu của mình. Lòng yêu nước của Người được phát huy cùng với sự hiểu biết sâu sắc về khoa học chính trị và quân sự, về lịch sử và văn hoá và trên tất cả Người hết lòng yêu mến nhân dân. Trong khi chiến đấu cả đời mình chống lại ách thống trị thực dân, Người vẫn là một nhà văn chân chính trong tư tưởng và hành động.

Bây giờ cho phép tôi đề cập đến một phương diện khác về con người Hồ Chủ tịch, đó là một nhà văn hoá lớn. Việt Nam là một nước tương đối đồng nhất về mặt xã hội, xét theo quan điểm dân tộc thì vào khoảng 85% toàn bộ nhân dân cuàng có chung một nền văn hoá Việt Nam chủ đạo. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhiều nhóm thiểu số tôn giáo cùng với các nhóm thiểu số dân tộc thật sự tạo ra nhiều khó khăn tỏng việc hình thành một xã hội liên kết. Tuy vậy, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kế nhiều sắc thái văn hoá vào một nền văn hoá Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hoá khác nhau. Người đã hoàn thành được nhiệm vụ này, và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ dân ca, những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của Người mang ảnh hưởng của những giá trị truyền thống dân tộc, có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hoá Việt Nam hiện đại.

Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một người trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. Tôi hy vọng cuộc hội thảo này sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và thành tích của Hồ Chí Minh. Đó là một đóng góp có ý nghĩa nhất vào việc tưởng niệm nhân vật vĩ đại.

(Trích từ sách “Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh – trích tham luận của các đại biểu quốc tế”, UNESCO và Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb KHXH, 1990)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét