AI LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG 8 TẠI NAM KỲ?
Sử đảng và SGK lịch sử khi nói đến cách mạng tháng 8 thì thường tập trung vào ngày 19/8 ở HN, còn ở 2 điểm quan trọng khác là ở Huế (kinh đô) và SG (thủ phủ của Nam Kỳ) thì thường chỉ nói đại khái. Trong 1 số stt khác mình đã chỉ ra là CM tháng 8 ở HN đã diễn ra độc lập với sự chỉ đạo của trung ương đảng, lúc đó ở Tân Trào. CM thành công rồi mà ông Giáp còn không biết, vẫn hì hục đánh Nhật ở Thái Nguyên (còn chưa thắng). Điều này thì các sách nghiên cứu hiện nay cũng đã nêu khá cụ thể, nhưng SGK thì vẫn lờ đi, để không làm lu mờ sự chỉ đạo của TƯ. CM tháng 8 ở HN đã diễn ra độc lập rồi nhưng CM tháng 8 ở SG còn diễn ra độc lập hơn nhiều. Đầu đuôi như sau.
Sau khi Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại năm 1940, tổ chức đảng CS bị Pháp triệt hạ đến 90%. Đến khoảng năm 41-43 mới bắt đầu nhen nhóm trở lại. Tuy nhiên, sự nhen nhóm đó lại không có sự thống nhất mà tách thành 2 nhóm độc lập, đều thành lập xứ ủy. Nhóm 1 gọi là xứ ủy Giải phóng, vì lấy báo Giải phóng ra làm cơ quan ngôn luận. Nhóm 2 là xứ ủy Tiền phong, do lấy báo Tiền phong làm cơ quan ngôn luận. Hai nhóm này không phục nhau nên phát triển độc lập, xứ ủy GP chủ yếu hoạt động ở vùng nông thôn, nhóm TP thì mạnh hơn, hoạt động được cả ở thành thị và có liên kết với tổ chức Thanh niên tiền tuyến do bác sỹ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo (tổ chức này bán vũ trang, hoạt động công khai). Bà Nguyễn Thị Thập của xứ ủy GP được bí thư xứ ủy TP là Trần Văn Giàu mời ra nhập xứ ủy TP để 2 xứ ủy sát nhập nhưng bà Thập không chịu, cho là xứ ủy TP hoạt động không có tổ chức.
Thực tế đúng là như vậy, xứ ủy TP tái lập hoàn toàn tự phát, nòng cốt là nhóm tù nhân vượt ngục Tà Lài do Trần Văn Giàu lãnh đạo. Họ chỉ hoạt động dựa trên chỉ thị của TƯ đảng từ năm 1939 và từ khi họ tái lập năm 43 đến khi CM thành công vào năm 45 thì chả có sự liên hệ gì với TƯ, phần lớn vì xa xôi cách trở và do sự đàn áp của Pháp. Trong khi đó, xứ ủy GP có người từ TƯ đem chỉ thị vào chỉ đạo. Về lý thuyết thì xứ ủy GP chính thống hơn, nhưng lại yếu thế hơn.
Hai xứ ủy vẫn không thể sáp nhập được dù có 1 số lần đàm phán nhưng không thành. Sự mâu thuẫn này thế nào thì mình chưa tìm hiểu được 1 cách chi tiết, sẽ trình bày sau. Nhưng đọc các thông tin bên trên cũng đoán được đôi phần.
Khi Nhật đảo chính Pháp rồi đầu hàng đồng minh thì cơ hội cướp chính quyền đã đến và xứ ủy TP đã nắm được cơ hội đó để lãnh đạo Lâm ủy Nam Bộ. 1 trong các lý do là xứ ủy TP nắm được đội thanh niên tiền phong của Phạm Ngọc Thạch, mà nhóm này lại có vũ khí, tức quyền lực nhất sau khi Nhật hạ vũ khí. Ông Giàu là người lãnh đạo xứ ủy Nam Bộ giành được chính quyền 1 cách hoàn toàn độc lập với sự chỉ đạo của TƯ. Nói cách khác là TƯ chả có vai trò gì với CM tháng 8 ở SG. Sức ảnh hưởng lớn nhất cho ông Giàu là tin CM thành công ở HN lan truyền vào và biến thành nguồn cảm hứng cho ông tổ chức cướp chính quyền, nhưng nguồn cảm hứng đó cũng do nhóm ông Nguyễn Khang ở HN tạo ra chứ không phải do TƯ.
Ngay cả khi CM đã thành công thì 2 xứ ủy vẫn chia rẽ và không thể sáp nhập được. Sau đó TƯ chỉ đạo thành lập xứ ủy mới để sáp nhập 2 cái cũ nhưng bí thư lại là Tôn Đức Thắng! Ông Giàu bị điều ra Bắc. Lãnh đạo kháng chiến, về mặt quân sự được trao cho Nguyễn Bình. Trần Văn Giàu xin được sang Campuchia và Thái để gây dựng cơ sở CM, vận động kiều bào hỗ trợ kháng chiến ở Nam Bộ.
Sau đó Trần Văn Giàu được điều ra Việt Bắc phụ trách nha Thông tin. Sau năm 54, ông Giàu không còn hoạt động chính trị mà chuyển sang giảng dạy và nghiên cứu khoa học, là 1 trong những người đầu tiên gây dựng nên ĐH Sư phạm và ĐH Tổng hợp, được phong GS đợt đầu của nước VNDCCH.
Mình hiểu là Trần Văn Giàu đã bị vô hiệu hóa về chính trị vì nguồn gốc khá độc lập của ông với TƯ đảng. Một phần vì ông có gốc là đảng viên CS Pháp, bị Pháp trục xuất về Nam Kỳ cùng 18 sinh viên đồng chí khác, nhưng đến năm 1935 vẫn có mối liên hệ với đảng CS Pháp. Giai đoạn 45-54, phe tả ở Pháp (trong đó có đảng CS) có tham gia chính quyền, quyền lực khá mạnh nhưng lại không ủng hộ từ bỏ thuộc địa, tức là chủ trương đánh nhau với Việt Minh. Vì thế nếu ông Giàu (cả các đồng chí xuất thân CS Pháp như Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo...) tham gia chính trị thì có thể sẽ nguy hiểm. Hơn nữa, lãnh đạo đảng lúc đó đều là nhóm thân LX và TQ nên khó có sự tin tưởng nhóm miền Nam thân CS Pháp (vốn ôn hòa hơn). Từ năm 45 đến tận cuối đời, Trần Văn Giàu sống trong nghi kỵ của lãnh đạo đảng, người ta cho rằng ông được người Pháp tổ chức cho vượt ngục và có trách nhiệm trong việc gây tổn thất cho tổ chức khi đi tù...Ông Giàu đi tù Côn Đảo cùng với Lê Đức Thọ và là người dạy Lê Đức Thọ về chủ nghĩa Mác Lê nin, nhưng sau khi Lê Duẩn chết, LĐT quyền lực rất mạnh, ông Giàu có đề nghị ông Thọ minh oan cho mình nhưng vẫn chỉ được phần nào, 1 cách miễn cưỡng.
Trong các tài liệu chính thống, đảng ta thường cố che giấu những mâu thuẫn trong nội bộ, nhưng vì môn lịch sử đảng của mình chỉ được 4-5 điểm nên mới phải tìm hiểu thêm để có thể thấy nhiều góc khuất hay ho. Lịch sử đảng không phải là không hay và khô khan, nếu được tiếp cận 1 cách đầy đủ, đa chiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét