Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

"Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh"

 

"Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh"
GS Tương Lai


“Tư tưởng Hồ Chí Minh” không đơn thuần chỉ là sự vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng lý luận của “học thuyết C.Mác” vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam . Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu những phần tinh tuý nhất của học thuyết khoa học và cách mạng đó. Là một nhà cách mạng chuyên nghiệp đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, Hồ Chí Minh đã hấp thu vào mình trí tuệ, văn hoá của cả loài người, vì thế, Bác Hồ được thế giới nói đến như là một danh nhân văn hoá.

Có được điều đó, trước hết là do Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc về dân tộc mình, thấm nhuần lịch sử và văn hoá của dân tộc. Nhờ nắm vững phương pháp biện chứng của học thuyết C.Mác gắn với tư duy thực tiễn của người cách mạng Việt Nam gắn bó máu thịt với dân tộc mình, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp hài hoà đó.

Nhân kỷ niệm lần thứ 118 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin mạnh dạn gợi lên đôi điều suy nghĩ: làm thế nào nghiên cứu để hiểu thật sâu sắc, để thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Xin chỉ gợi lên mấy vấn đề về hiểuvà về phương pháp nghiên cứutư tưởng Hồ Chí Minh:

Con người Hồ Chí Minh

Nói đến tư tưởng, trước hết phải nói đến con người.Con người mà cuộc đờivà sự nghiệpgắn liền với những sự kiện lịch sử Việt Nam , với những biến động lớn của thế giới trong một thời đoạn lịch sử đặc biệt với những biến động cực lớn.

Nguyễn Ái Quốc đến với học thuyết của C.Mác và Ph. Angghen, đến với tư tưởng của V.I Lênin, từ thân phận của một người mất nước, một người dân thuộc địa, một người được hấp thu nền học vấn và triết lý phương Đông, rồi được bổ sung văn hóa và triết lý phương Tây, trước hết là văn hóa Pháp. Con người ấy, so với C.Mác, Ph Angghen và V. I Lênin, thì trải nhiều oan nghiệt, cay đắng về thân phận cá nhân hơn nhiều. Từ thân phận ấy, Hồ Chí Minh dễ có sự thông cảm sâu sắc hơn và mãnh liệt hơn với người dân thuộc địanói riêng và những người lao động nghèo khổ, những dân tộc đang bị nô lệ, bị giày xéo phải gánh chịu áp bức, bất công trên thế giới nói chung. Sự cảm thông ấy không chỉ dừng lại ở thân phận cá nhân để nhìn ngắm và suy đoán về thế giới, mà đã vượt khỏi chính mình để có được cái tầm cao của người chiến sĩ cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Là con người sống ở gần ba phần tư đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh có điều kiện để thấy và hiểu được sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa với phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi cục diện thế giới từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, tạo ra một phản ứng dây chuyền, đánh sụp chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Ba phần tư thế kỷ này chất chứa bao nhiêu sự biến, tác động mạnh đến số phận của nhiều dân tộc trên hành tinh này.

Tuy nhiên, cũng như C.Mác, Ph Angghen và V.I Lênin, Hồ Chí Minh không thấy được những biến động dữ dội về đời sống chính trị làm thay đổi diện mạo của thế giới mà sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ của một phần tư cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, những sự biến nổi bật nhất. Đặc biệt khoa học và công nghệ, một phần tư thế kỷ này có những bước tiến lớn hơn rất nhiều những thế kỷ trước gộp lại.

Chứng kiến những biến động ấy khiến cho tầm mắt không ít người đươc mở rộng hơn nhờ vào “sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những sai lầm trầm kha, sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” .

Hồ Chí Minh đã từng là người đứng ở vị trí quyền lực cao nhất của Đảng và Nhà nước của một nước Việt Nam đã giành được độc lập, tự do trong 24 năm, từ tháng 8.1945 đến tháng 9.1969, sau cũng ngần ấy năm đã từng là lãnh tụ của Đảng, của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước 1945. So với V.I Lênin chỉ có 7 năm lãnh đạo Nhà nước Xô Viết (1917-1924), Hồ Chí Minh có hơn gấp ba thời gian ở cương vị Chủ tịch nước. Với 24 năm là lãnh tụ của một Đảng cầm quyền, là Chủ tịch Nước, đứng ở đỉnh cao quyền lực, song Hồ Chí Minh trước sau vẫn thủy chung như nhất là người lãnh tụ của nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, chiếm trọn trái tim của nhân dân, xứng đáng với lời ghi nhận của nhân dân và của Đảng: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

So với C.Mác, Ph. Angghen và V.I Lênin, học vấn của Hồ Chí Minh không bằng, bù vào đấy là sự thâm nhập vào cuộc sống, lăn lộn nhiều hơn, đi nhiều hơn, thấy nhiều hơn, đến được nhiều chân trời hơn, sống với nỗi khổ đau của con người nhiều hơn. Những con người ở nhiều đất nước, nhiều châu lục, nhiều màu da, nhiều tiếng nói, nhất là tiếng nói của những người cùng khổ.

Quả là hiếm có lãnh tụ cách mạng nào có điều kiện tắm mình trong những quằn quại suy tư, những khát vọng rộng lớn của con người đến như vậy. Hồ Chí Minh, vì thế, là người chiến sĩ cách mạng cónhững rung động của một nhà thơ. Nhà thơ trong nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Để có được một số bài thơ hay mà không phải nhà cách mạng nào cũng có được:  “Trong tâm hồn Hồ Chí Minh luôn luôn phảng phất có thơ ” (Phạm văn Đồng). Đấy là một nét độc đáo trong nhân cách Hồ Chí Minh. Điều này khiến cho Hồ Chí Minh biết cảm nhận và rung động mãnh liệt, sâu lắng với con người trong sự sống đa dạng và phức tạp của nó.

Tầm vóc Hồ Chí Minh


Bác Hồ nói chuyện với đồng bào, cán bộ, bộ đội tại Thuận Châu ngày 7 tháng 5 năm 1959.
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào, cán bộ, bộ đội tại Thuận Châu ngày 7 tháng 5 năm 1959.
ầm vóc của con người, cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh có thể nói gọn lại trong năm điểm nổi bật sau đây :

Trước hết và sau cùng,Hồ Chí Minh là một con người rất người, một người Việt Namrất Việt Nam .Đúng là “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh” theo đúng nghĩa sâu sắc, đậm đặc và rất nhất quán một nhân cách Hồ Chí Minh, một đường nét văn hóa Hồ Chí Minh rất Việt Nam . Những gì là lý luận, là khoa học, là uyên bác, là thâm thúy đều có trong Hồ Chí Minh song đó chính là sự hòa quyện, sự kết đọng của sự thông tuệ dân gian.

Đó là sự thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện trong ứng xử hàng ngày của người dân quê trên đồng ruộng, giữa núi rừng, nơi “thôn cùng xóm vắng”[Nguyễn Trãi]. Những uyên bác, những thâm thúy, những tế nhị và mộc mạc hòa quyện vào trong sự thông tuệ dân gian ấy được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách hồn nhiên, thoải mái và có chọn lọc, để rồi thể hiện ra một cách dung dị nhưng không kém phần sâu lắng tế nhị, không kém phần minh triết trong cái khôn ngoan dân dã Việt Nam!

Chính điều này vừa là nguyên nhânvừa là kết quảcủa sự gắn bó máu thịt giữa lãnh tụ và quần chúng, niềm tin yêu của nhân dân dành cho lãnh tụ của mình và là “ham muốn, ham muốn đến tột bậc” của Hồ Chí Minh về cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình.

Với đặc điểm này, cho dù với sự khiêm tốn tuyệt đối cần thiết, cũng phải nói rằng, so với những lãnh tụ cách mạng khác, Hồ Chí Minh có sự kết đọng đậm đặc hơn, quán triệt hơn, sâu xa và thấm thía hơn trong sự gắn bó tin yêu với nhân dâncủa mình và đồng thời hình ảnh Hồ Chí Minh sống trọn vẹn trong trái tim của họ. Hồ Chí Minh ở trong họ, gần gũi thân thiết với họ, nâng họ lên để cùng đứng với mình chứ không bao giờ đứng trên họ. Hồ Chí Minh với nhân dân mình là một.

Nói như nhà báo Úc Burchett “Nói tới một người mà cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, và như đòi hỏi của Charles Fourniau, nhà sử học Pháp “cần làm nổi bật một cách hiển nhiên và trên mọi tầm vóc, hình ảnh một con người đã là một trong ba hoặc bốn nhân vật vĩ đại nhất của phong trào công nhân và cách mạng thế giới, một trong những vĩ nhân của thế kỷ chúng ta”

Hồ Chí Minh là con người của hành động, hành động rất thiết thực. Con người ấy không viết nhiều, không nói nhiều, không viết dài nói dài, song là con người làm, làm rất nhiều. Con người ấy nói ít, làm nhiều, thậm chí không cần nói, chỉ cần làmđể rồi bằng việc làm cụ thể mà thuyết phục người ta làm theo mình. Nhưng như thế không hề là chủ thuyết của một nhà “triết học vô ngôn”, hoặc một “chính khách vô ngôn”. Hồ Chí Minh không phải không có những tác phẩm, những công trình, những bài viết, những diễn văn, những lời kêu gọi... Nhưng, tác phẩm lớn hơn cả, bài học sâu sắc nhất chính là cả cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Giờ đây đọc lại hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh, khởi đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, cho đến tư tưởng chỉ đạo hai cuộc chiến tranh cứu nước, giải phóng dân tộc là trước sau như một nhất quán với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”mới thấy “vào thời ấy, hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng tượng. Nó nằm trong dòng sáng tạo cách mạng của những con ngừơi mà cống hiến lý luận và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại” (Phạm Văn Đồng).

Đó là một con người sáng tạo, rất sáng tạo, con người đổi mới, thường xuyên đổi mới, đổi mới rất táo bạo. Con người ấy “có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn”. Từ quan điểm, đường lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh quyết liệt chống sự sáo mòn, hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả cao nhất.

Trong con người ấy có sự hòa quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và tâm linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách, và sự khoan hòa nhân ái của một lãnh tụ nhân dân. Đặc điểm nổi bật ấy tạo ra phong thái rất độc đáocủa Hồ Chí Minh không trộn lẫn vào đâu được. Nhờ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách dễ dàng vì nó gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của họ, vừa rất truyền thống, vừa rất hiện đại. Biết cách làm cho dễ hiểu để đến được với người có trình độ học vấn thấp, song lại biết cách nâng cao lên để diễn đạt được chân lý của cuộc sống, thể hiện được khát vọng thầm kín và sâu xa của con người, nhất là những con người cùng khổ, con người bị áp bức.

Cách tư duy cũng như cách ứng xử của Hồ Chí Minh, như có người nhận xét, “vừa rất ta, vừa rất tây”, đây cũng là một nét độc đáo rất Hồ Chí Minh. Đã có người quan sát và kể lại cách Hồ Chí Minh chọn và ngắt một bông hoa hồng trong vườn Phủ Chủ tịch để tặng một người phụ nữ Pháp là 100% châu Âu . Nhưng cách Bác Hồ bưng bát nước chè xanh của một cụ già nông dân mời, vừa thổi, vừa uống thì 100% là Việt Nam . Ở trong ứng xử cũng như trong cách viết, cách trả lời nhà báo nước ngoài, cách diễn đạt những mệnh đề lý luận của Hồ Chí Minh có sự tinh tế nhuần nhuyễn của những đường nét triết lý phương Đông và văn hóa phương Tây, vừa dân tộc vừa quốc tế. Việt Nam, Phương Đông, Phương Tây, thế giới, thời đạiđều có trong cốt cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Không quá cường điệu khi Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hình ảnh Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”.

Có thể nói một trong những nét độc đáo nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh l à tính hệ thống đồng bộcủa nó. Hệ thống đồng bộtrong những quan hệ tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa thành nhau của c hính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,tức là các chiều cạnh của cuộc sống xã hội. Đây chính là khái niệm mới về nền văn minh.

Hồ Chí Minh không bị đẩy lệch về kinh tế, không rơi vào “kinh tế luận”, cũng không bị đẩy lệch về chính trị để rơi vào cái vũng bùn của quan điểm “chính trị là thống soái” từng gây nên bao thảm họa. Hồ Chí Minh càng không lệch về quân sự, để rơi vào sự sùng bái bạo lực, “chính quyền ra đời từ đầu ngọn súng”đấu tranh giai cấp,“một mất một còn” trong cuộc chiến “ai thắng ai”, cội nguồn của bao tai họa mà di lụy của nó vẫn chưa gột sạch, có lúc lại trở thành cách đánh lạc hướng những đòi hỏi về dân chủ, dân quyền và dân sinh rất thiết thực trong đời sống của người dân.

Không bị rơi vào những sai lầm, lệch lạc đó, vì Hồ Chí Minh có nhận thức sâu sằc về tính hệ thống đồng bộ xã hội,và trong tổng thể xã hội ấy, một quan niệm về xã hội mớimà Hồ Chí Minh muốn xây dựng. Trong ấy, Hồ Chí Minh đặt con người ở vị trí trung tâm.Đó là nét đặc sắc nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà như thế có nghĩa là đ ặc biệt coi trọng về văn hóa, vì nói đến con người chính là nói đến văn hóa.                                        

Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để nâng cao trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Không coi nhẹ kinh tế, không coi nhẹ chính trị, nhưng đặc biệt coi trọng văn hóa. Cố nâng đời sống kinh tế lên cho từng người, từng nhóm người, đặc biệt cho nhóm người đang có mức sống quá thấp, để trên cái nền của đời sống vật chất được nâng cao dần lên đó, mà có điều kiện đem lại hạnh phúc cho con người. Vì vậy, văn hóa là nhân tố đặc biệt quan trọng. Văn hóa bao gồm trí tuệ, tình cảm, phẩm chất, đạo đức, tóm lại là “cuộc sống người của con người”.

Với đặc sắc tư tưởng nổi bật như vậy, Hồ Chí Minh đã mở ra con đường và phương pháp xây dựng xã hội mới của Việt Nam , cũng có thể có giá trị đối với các nước đang phát triển. Thấy khoa học, thấy công nghệ, thấy kinh tế, thấy lý trí và trí tuệ, nhưng những cái đó không phải cái đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Chỗ đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh là nhận thức sâu sắc về tổng thể con người, về văn hóa.Tổng thế và văn hóa, tức là con người. Đó chính là tầm nhìn và cách tư duy để tìm kiếm con đường hiện đại, có thể rút ngắn đoạn đường, đi tắt để phát triển.

Quán triệt điểm đặc sắc ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì về kinh tế sẽ tránh rơi vào nền kinh tế thị trường hoang dã, chộp giậ̣t, mà làm kinh tế, làm chính trị là để nhằm tôn vinh dân chủ, tức là tôn vinh người dân và con người. Nếu làm kinh tế thị trường đơn thuần với chính trị với hàm nghĩa những mưu lược, thì mục tiêu dù đạt được cũng dễ làm mất văn hóa, dễ “nuốt trôi” mất văn hóa. Ngược lại, xuất phát từ văn hóa,tức là từ con người thì sẽ nâng cao kinh tế và chính trị lên với những nội dung văn hóa được đưa vào. Nếu hiểu sâu sắc đặc điểm nổi trội ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ giúp hình thành một hệ thống giá trị chân chính của xã hội mới.

Từ nét đặc điểm nổi trội ấy mà nhận ra tinh thần đại đoàn kếttrong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại đoàn kết để xây dựng xã hội mới. Mãi mãi đại đoàn kết dân tộc.Đây là điểm độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng của C.Mác,  Ph Angghen, V.I Lênin không tìm thấy điều này, hoặc nếu có đôi điều nói thoáng qua, chứ không tập trung, nổi bậtnhư của Hồ Chí Minh.

Qua quá trình tiến lên của cách mạng, mục tiêu, động lựcvà lực lượng không hề có sự sắp xếp loại bỏ, thay đổi, chỉ có sự nâng cao về chất mà không bớt đi về lượng , về số tầng lớp, số người tham gia. Nghĩa là, với Hồ Chí Minh, không có chuyện một bộ phận nào đó của nhân dân, một tầng lớp xã hội nào đó nửa chừng đứt gánh, không thể cùng chung con đường mình đang đi. Không có chuyện ai đó, tầng lớp nào đó chỉ là “bạn đường một đoạn” trong cả chặng đường dài, vì họ không còn đủ điều kiện theo đến cùng nên phải thải loại ra.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có luận điểm về sắp xếp lực lượng cách mạng trong từng giai đoạn, bố trí chiến lược, chiến thuật về lực lượng: lực lượng chủ lực, lực lượng đồng minh gần tức là đồng minh chiến lược, rồi đồng minh xa, tức là đồng minh chiến thuật, lực lượng trung lập lâu dài hoặc trung lập từng lúc một như trong những chỉ dẫn của C.Mác, Ph Angghen, V.I Lênin. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể có những thay đổi về mục tiêu cụ thể, thay đổi về nhiệm vụ, chủ trương và phương phápnhưng không có sự thay đổi về lực lượng cách mạng.Trong học thuyết và tư tưởng của C.Mác, Ph Angghen, V.I Lênin có khái niệm “bạn đường một đoạn”,trong Hồ Chí Minh không hề có điều ấy.

Cũng đã có một số người vì những lý do nào đó không thể đi theo  Hồ Chí Minh, trong đó có người rất đau lòng, nuối tiếc vì hoàn cảnh bắt buộc và rồi sau đó họ quay trở lại với Hồ Chí Minh. Cũng có thể nói, chỉ có ai đó đã bỏ Hồ Chí Minh, chứ Hồ Chí Minh thì không bỏ một ai. Ai đó tự loại trừ chính mình, chứ Hồ Chí Minh không loại trừ ai. Phải lưu ý nhấn mạnh điều này vì, cũng đã có người nhân danh cách mạng đã làm hoen ố sự chân thành, thủy chung như nhất của Hồ Chí Minh với khối đại đoàn kết dân tộc.Bằng những thủ đoạn bè phái, hẹp hòi, họ đã làm tổn thương đến niềm tin của dân đối với tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đã làm vấy bẩn hình ảnh Hồ Chí Minh trong sự tin yêu và thân thiết với tấm lòng rộng mở và chân thành cuỉa Hồ Chí Minh, làm cho những ngừơi trung thực giảm lòng tin vào Hồ Chí Minh. Những hẹp hòi, thiển cận, thủ đoạn của họ đã gây nên những tổn thất cho sự nghiệp mà Hồ Chí Minh suốt đời đeo đuổi.

Hồ Chí Minhrất coi trọng cá nhântừng người trong cộng đồng dân tộc. Điều này do nhiều nhân tố tạo thành chứ không phải chỉ là do tiếp thu được từ học thuyết của C.Mác. Nếu có tiếp thu thì là tiếp thu cái cốt lõi có giá trị nhất của học thuyết ấy bằng  truyền thống về nhân văn sâu xa từ triết lý cổ đại thời Hy La, rồi hiện đại dần lên đến thời cổ điển, phục hưng, khai sáng cho đến thời hiện đại của phương Tây. Có thể nói, truyền thống nhân vănấy là phần rất nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Về mặt coi trọng cá nhân con người, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chừng mực nào đó, là rộng hơn C.Mác.Điều này gắn liền với giá trị tinh thần Việt Nam trong truyền thống văn hóa phương Đôngđối với con người. Điểm nổi bật nhất của giá trị đó chính là biểu hiện xuyên suốt trong cuộc đời, trong sự nghiệp và trong tư tưởng bản chất người, bản chất dân tộccủa Hồ Chí Minh. Có được điều ấy vì Hồ Chí Minh phải sống và hoạt động trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Những đốm lửa cách mạng được nhen nhóm từ trong điều kiện rất hiểm nghèo, khắc nghiệt của chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam, phải chắt chiu, trân trọng gìn giữ và phát huy từng cá nhân con người, phải coi trọng từng cá nhân con người mới có thể thổi bùng lên ngọn lửa của Cách mạng Tháng Tám và ngọn lửa kháng chiến của các cuộc kháng chiến trường kỳ trong thế kỷ XX.

Hồ Chí Minh nâng niu trân trọng con người,từng cá nhân con người, nhẫn nại thức tỉnh, giác ngộ, đào tạo từng người, không nề hà công sức, không quản ngại khó khăn, năng nhặt chặt bị,từng ly từng tí một góp gióthành bão. Khởi đầu từ cái cụ thể tưởng như nhỏ nhặt không đáng kể để rồi trở thành một công trình vĩ đại mang ý nghĩa thời đại, ý nghĩa lịch sử.

Đi khắp năm châu bốn biển, ôm ấp một hoài bão lớn lao về giải phóng dân tộc mình, góp phần giải phóng loài người, nhưng khi trở về lại mảnh đất của quê hương, đất nước thì lại có thể kiên trì giúp đỡ, dìu dắt, giác ngộ cho một đồng bào của mình ở miền núi, từ việc nhẫn nại dạy chữ, giảng giải về hoạt động cách mạng để người đó có thể trực tiếp tham gia rồi dần dần trở thành người cán bộ cách mạng. Không chỉ là cá biệt một người, mà nhiều trường hợp với nhiều người khác cũng đã được Hồ Chí Minh trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ mà trưởng thành.

Biết đánh giá, sử dụng và phát huy từng người cả đức và tài của họ. Trong rất nhiều trường hợp, nhất là trong những trường hợp có ý nghĩa lịch sử , thiên tài của Hồ Chí Minhthể hiện ra ở đây là chọn rất đúng và rất trúng người đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ lịch sử  ấy.

Tôn trọng, chăm lo, tạo điều kiện làm nảy nở và tạo dựng nên nhân cách của từng ngừơi. Hồ Chí Minh hiểu rõ thế nào là nhân cách, rất dễ dàng cảm thông, trân trọng nhân cách và cá tính của con người. Nếu nhớ lại rằng, do điều kiện đặc biệt của người chiến sĩ cách mạng luôn luôn phải đối phó với hoàn cảnh khắc nghiệt bởi tính chất của công việc và mạng lưới bủa vây, truy lùng của kẻ thù, Hồ Chí Minh không có gia đình, không có được môi trường sống bình thường của một con người trong tình cảm, nghĩa vu và ứng xử hàng ngày với ông bà, cha mẹ, vợ con, anh chị em… Hiểu như vậy mới thấy hết được cái lớn của tấm lòng cảm thông và cung cách ứng xử hàng ngày của Hồ Chí Minh với mọi người, với từng người.

Hồ Chí Minh thực hiện một cách mẫu mực và chân thậtsự bình đẳng của các cá nhân, không hề cường điệu, phân biệt giữa người bình thường với người giữ trọng trách, người ở cương vị cao chót vót. Hồ Chí Minh thường xuyên hỏi ý kiến các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước song cũng đồng thời sẵn sàng và thành thật hỏi ý kiến những đồng chí cấp dưỡng, lái xe, bảo vệ mình gặp hàng ngày. Người ta kể lại rằng, có lần Hồ Chí Minh không chấp nhận ý kiến của một Uy viên Bộ Chính trị, nhưng lại lắng nghe và chấp nhận ý kiến của một người cấp dưỡng.

Bằng cuộc sống đầy bản sắc của riêng mình, Hồ Chí Minh biết và hiểu được theo chiều sâu bản sắc của từng người, từng hạng người để tôn trọng và giúp trau giồi bản sắc ấy ở mỗi người.  Hồ Chí Minh đều rất tôn trọng cả hai mặt: một mặt là cải tạo hoàn cảnh bên ngoài trở nên hoàn cảnh có tính người như C.Mác nói, để qua đó, cải tạo con người và làm nên được bản sắc của con người mới. Một mặt khác, đi vào chiều sâu bên trong của từng con người như tâm linh dân tộc, tâm linh tôn giáo, tính chất trí thức, đặc điểm thế hệ, tâm lý cá nhân, những khát vọng, những nét bản sắc của từng cá nhân ấy.

Phương pháp luận để hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh


Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi để hiểu được sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh,chúng tôi nghiệm ra rằng, cần phải xác lập cho mình một cách thức tìm hiểu, điều mà người ta hay nói là phương pháp luận. Xin gợi ra đây những suy ngẫm về vấn đềnày.

Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự bình thường sau khi đã trải qua sự cao siêu; có sự giản dị sau khi đã trải qua sự phong phú, đa dạng, phức tạp; cụ thể sau khi đã trải qua trừu tượng; mộc mạc sau khi đã rất tinh tế;đạm, rất đạm sau khi đã rất nồng;khiêm nhường sau khi đã từng trải để rất biết người, biết mình; ung dung, thanh thản sau khi tự mình đã trải nghiệm qua biết bao sự chịu đựng cay đắng đủ điều, từ sự chịu đựng vì sự nghiệp của nước, của dân cho đến sự đắng cay của cuộc sống cá nhân, của thân phận con người.

Vì vậy, đơn giản hóa, tầm thường hóa, dung tục hóa, hoặc ngược lại rắc rối đến cầu kỳ, phức tạp, đi sâu vào tầm chương trích cú, tìm sự phong phú ở cái rậm rạp, xô bồ trong cách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thì rồi dù vô tình hay cố ý cũng đều không dẫn đến cách nắm bắt và tiếp nhận cái cốt lõi của tư tưởng Hồ chí Minh. Cũng giống như những nhà tư tưởng lớn của loài người mà Hồ Chí Minh đã học hỏi tiếp thu, tư tưởng Hồ Chí Minh có sự đa dạng, nhiều chiều, năng động, luôn luôn phát triển chứ không phải là “nhất thành bất biến”.Chỉ có một điều cần thấy rõ, đó là, từ lúc manh nha, đến lúc hình thành, và khi vận dụng vào cuộc sống, rồi được sửa chữa, bổ sung, đều đã thể hiện sự nhất quán, rất nổi bật “tính chất trước sau như một”của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cả hai biểu hiện ấy, “đa dạng, năng động, nhiều chiều, không“nhất thành bất biến”thống nhất với sự nhất quán, “trước sau như một”,xin được gọi là “ tính chất một”cực kỳ hàm súc của tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn.

Chú ý đến biểu hiện ấy trong phương pháp luận nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là chú ý đến sự gặp gỡ thú vị của phong cách Hồ Chí Minh với xu thế hiện nay của khoa học và của đặc điểm trí tuệ của thời đại là: tổng thể hóa trong đa dạng,chứ không chỉ là chuyên biệt hóa ngày càng sâu, càng tinh vi khi đi sâu vào phân tích cụ thể mà thiếu sự tổng hợp.

Đây là sự tổng thể hóa đầy mâu thuẫn trong đời sống và hoạt động của con người, từ cá nhân đến cộng đồng, từ một góc tâm linh, một nét tiềm thức hoặc là vô thức sâu kín, bí ẩn nhất của mỗi con người, cho đến động thái của mỗi dân tộc và của cả loài người. Có sự tổng thể hóa nhiều sắc thái của kiến thức và nghiên cứu khoa học của con người, nó là kết quả đan xen vào nhau, trở thành nhau của nhiều ngành, nhiều phương pháp khoa học,trong khi mà sự chuyên biệt hóa, bên cạnh mặt mạnh của nó, ngày càng bộc lộ những nhược điểm khá rõ. Đó là sự liên ngành, mà thực chất mới chỉ là sự phối hợp, kết hợp giữa nội dung và phương pháp của nhiều ngành để bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau nhưng vẫn chưa bộc lộ hết tiềm năng của nó, chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại.

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh phải là sự nghiên cứu rất hiện đại,chứ chỉ dừng lại phương pháp liên ngành như đã từng có trong nửa cuối thế kỷ XX thì chưa đủ và đã bị vượt qua. Phương pháp phân tích cụ thể quá sẽ thành ra chi li, dẫn đến phân tán. Tuy rằng đi sâu vào từng lĩnh vực của tư tưởng Hồ Chí Minh thì cần thiết, song chưa đủ. Cách nghiên cứu  tư tưởng Hồ Chí Minh có triển vọng nhất đó là một, nhất quán trong đa dạng, tổng thể hóa trong phong phú. Với phương pháp luận đó thì có thể sẽ tìm ra và nhấn mạnh không nhiều, nhưng lại có sức khái quát lớn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là thiết thực và hành động, cho nên phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp nhận và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải như vậy. Sự nghiên cứu uyên bác là rất cần, càng uyên bác, thâm thúy thì càng hay, nhưng cần luôn luôn ghi nhớ cái chất của Hồ Chí Minh, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là thiết thực và hành động.Uyên bác và thâm thúy nhất của  Hồ Chí Minh là thiết thực và có hiệu quả trong hành động.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là chân thực. Bởi vậy, vấn đề là phải làm sao phát hiện được, tiếp nhận được tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự chân thực đó. Trong những thiên lệch cần phải tránh thì trước hết phải tránh sự “tụng ca”, “vĩ nhân ca”. Không nên và không thể cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh, vì tư tưởng ấy cũng chính là nhân cách Hồ Chí Minh. Mọi ý định, cho dù là thiện chí muốn thêm vào thì chỉ là trừ đi, và nếu Hồ Chí Minh biết thì sẽ cười rằng “đừng vẽ rắn thêm chân”! Sự cường điệu về chất, về mức là không trung thực, hoàn toàn không cần thiết, hơn nữa, là có hại. Vấn đề là ở chỗ nhận cho ra đâu là nét đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minhthể hiện qua việc làm, qua cách sống, qua lời nói, qua bài viết, qua cơ đồ, qua sự nghiệp. Đừng cố tìm ở Hồ Chí Minh cái gì cũng đều có, cũng đều “vĩ đại”, vì như vậy chính là xuyên tạc, hạ thấp hoặc là bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thấy cho rõ, cho đúng, cho đủnhững thiếu sót, sai lầm chủ quan đã để lại dấu ấn trong tư tưởng, trong việc làm, trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Những cái đó không  thể không có, vì Hồ Chí Minh là một con người chứ không phải là một vị thánh. Hồ Chí Minh không thể không có sai lầm, cần phải khách quan và trung thực chỉ ra. Chỉ ra được những sai lầm và tác hại của nó một cách đúng đắn là thể hiện sự kính trọng và tin yêu. Cùng với cái đó, cũng phải phân tích rõ những hạn chế lịch sửmà Hồ Chí Minh không thể vượt qua được, những hạn chế đó cũng để lại những di lụy không nhỏ trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sự nâng niu, bảo quản như bảo quản một di vật quý trong bảo tàng. Kế thừa là vận dụng và phát triển.Vậy thế nào là kế thừa và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, điều kiện của dân tộc, của thế giới, của thời đại? Đây là một khó khăn phức tạp và có thể tác động ngược lại đến việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thông thường, việc kế thừa và vận dụng một tư tưởng đòi hỏi một sự lựa chọn. Nếu không có sự lựa chọn thì cũng không thể có sự kế thừa, vận dụng và phát huy. Và nói lựa chọn tức là đòi hỏi phải bỏ qua một số điểm nào đó, cố ý làm nổi bật lên hay làm nhẹ bớt đi một số điều nào đó, là nắm bắt những thông điệp nào đó và lướt qua những thông điệp nào đó. Đó là cách làm đúng đắn mang tính khoa học cao, có thể gọi đó là điều có tính quy luật được vận dụng phổ biến, để không chỉ nhằm học tập, tiếp thu những thành tựu trí tuệ của văn hóa và văn minh loài người đã đạt được, mà cũng chính là cách những người được xem là những vĩ nhân, những nhà tư tưởng lớn của loài người đã thực hiện như thế nào để trở thành vĩ nhân.

Có một lập luận cho rằng: hãy nghe thấy trong Hồ Chí Minh điều mà dân tộc ta cần nghe vào chính lúc này. Hãy tìm thấy, làm nổi bật lên, học theo và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh điều mà dân tộc ta cần nhất vào lúc này với niềm tin rằng, những cái đó đều có trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lập luận đó có cơ sở đúng bởi vì, thường là vĩ nhân nào mà cốt lõi tư tưởng là vì con người, dân tộc và loài người thì càng đa dạng và phong phú, càng chứa đựng nhiều thông điệp cần thiết cho mọi thời đại, càng dễ vận dụng theo cách lựa chọn trên. Vấn đề là, với sự tiếp cận này, sự chân thực có được với niềm tin rằng đó là khách quan và khoa học đạt được đến đâuvà đâu là điểm dừng cần phải có?

Những người phản bác lại lập luận đó thì cho rằng, với cách ấy rất dễ chủ quan, tùy tiện gán cho Hồ Chí Minh những điều mà mình muốn, mình đang trông chờ chứ không phải là trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những điều đó. Lúc này đang cần có tri thức và kinh nghiệm về kinh tế thị trường thì cố đào cho ra trong tư  tưởng Hồ Chí Minh những điều ấy. Khi đất nước đang bị hút vào quỹ đạo của toàn cầu hóa thì đã cố moi tìm chỗ này, chỗ kia rằng Hồ Chí Minh đã nói về toàn cầu hóa và hội nhập hay chí ít cũng manh nha những tư tưởng ấy. Nếu làm như vậy thì đúng là giả tạo và không biết đến điểm dừng.

Nhưng đã là phương pháp luận khoa học thì phải có sự lựa chọn, có mức độ, có điểm dừng, có thái độ trung thực khoa họcđầy trách nhiệm để có cách xử lý thỏa đáng. Đây là điều không dễ dàng chút nào, song là một phương pháp luận, mà theo chúng tôi, cần phải chú ý vận dụng. Một phương pháp luận nghiên cứu như thế mới có thể đưa tới những công trình nghiên cứu xứng đáng với Hồ Chí Minh.Càng kính trọng và tin yêu Hồ Chí Minh, thấy rõ tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa lớn lao như thế nào đối với vận mệnh của đất nước, sự nghiệp của nhân dân và tương lai của dân tộc, càng phải tuân thủ phương pháp luận đó.

Đây là những suy ngẫm nghiêm túc song không thể tránh khỏi những "thô thiển", xin mạnh dạn nêu lên để trao đổi. Theo chúng tôi làm như vậy cũng là cách thiết thực kỷ niệm ngày sinh của Người.


Nguồn: vnn.vn 19/5/2008

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ CHÂN THỰC

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ CHÂN THỰC

Tư tưởng Hồ Chí Minh là chân thực. Bởi vậy, vấn đề là phải làm sao phát hiện được, tiếp nhận được tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự chân thực đó...

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự bình thường sau khi đã trải qua sự cao siêu; có sự giản dị sau khi đã trải qua sự phong phú, đa dạng, phức tạp.

Cụ thể sau khi đã trải qua trừu tượng; mộc mạc sau khi đã rất tinh tế; đạm, rất đạm sau khi đã rất nồng; khiêm nhường sau khi đã từng trải để rất biết người, biết mình; ung dung, thanh thản sau khi tự mình đã trải nghiệm qua biết bao sự chịu đựng cay đắng đủ điều, từ sự chịu đựng vì sự nghiệp của nước, của dân cho đến sự đắng cay của cuộc sống cá nhân, của thân phận con người.

Vì vậy, đơn giản hóa, tầm thường hóa, dung tục hóa, hoặc ngược lại rắc rối đến cầu kỳ, phức tạp, đi sâu vào tầm chương trích cú, tìm sự phong phú ở cái rậm rạp, xô bồ trong cách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thì rồi dù vô tình hay cố ý cũng đều không dẫn đến cách nắm bắt và tiếp nhận cái cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cũng giống như những nhà tư tưởng lớn của loài người mà Hồ Chí Minh đã học hỏi tiếp thu, tư tưởng Hồ Chí Minh có sự đa dạng, nhiều chiều, năng động, luôn luôn phát triển chứ không phải là “nhất thành bất biến”. Chỉ có một điều cần thấy rõ, đó là, từ lúc manh nha, đến lúc hình thành, và khi vận dụng vào cuộc sống, rồi được sửa chữa, bổ sung, đều đã thể hiện sự nhất quán, rất nổi bật “tính chất trước sau như một” của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cả hai biểu hiện ấy, “đa dạng, năng động, nhiều chiều, không “nhất thành bất biến” thông nhất với sự nhất quán, “trước sau như một”, xin được gọi là “tính chất một” cực kỳ hàm súc của tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn.

2. Chú ý đến biểu hiện ấy trong phương pháp luận nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là chú ý đến sự gặp gỡ thú vị của phong cách Hồ Chí Minh với xu thế hiện nay của khoa học và của đặc điểm trí tuệ của thời đại là: tổng thể hóa trong đa dạng, chứ không chỉ là chuyên biệt hóa ngày càng sâu, càng tinh vi khi đi sâu vào phân tích cụ thể mà thiếu sự tổng hợp.

Đây là sự tổng thể hóa đầy mâu thuẫn trong đời sống và hoạt động của con người, từ cá nhân đến cộng đồng, từ một góc tâm linh, một nét tiềm thức hoặc là vô thức sâu kín, bí ẩn nhất của mỗi con người, cho đến động thái của mỗi dân tộc và của cả loài người.

Có sự tổng thể hóa nhiều sắc thái của kiến thức và nghiên cứu khoa học của con người, nó là kết quả đan xen vào nhau, trở thành nhau của nhiều ngành, nhiều phương pháp khoa học, trong khi mà sự chuyên biệt hóa, bên cạnh mặt mạnh của nó, ngày càng bộc lộ những nhược điểm khá rõ.

Đó là sự liên ngành, mà thực chất mới chỉ là sự phối hợp, kết hợp giữa nội dung và phương pháp của nhiều ngành để bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau nhưng vẫn chưa bộc lộ hết tiềm năng của nó, chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại.

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh phải là sự nghiên cứu rất hiện đại. Nếu chỉ dừng lại phương pháp liên ngành như đã từng có trong nửa cuối thế kỷ XX thì chưa đủ, hơn nữa, đã bị vượt qua. Phương pháp phân tích cụ thể quá sẽ thành ra chi li, dẫn đến phân tán. Tuy rằng đi sâu vào từng lĩnh vực của tư tưởng Hồ Chí Minh thì cần thiết, song không đủ.

Cách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có triển vọng nhất đó là một, nhất quán trong đa dạng, tổng thể hóa trong phong phú. Với phương pháp luận đó thì có thể sẽ tìm ra và nhấn mạnh không nhiều, nhưng lại có sức khái quát lớn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là thiết thực và hành động, cho nên phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp nhận và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải như vậy. Sự nghiên cứu uyên bác là rất cần, càng uyên bác, thâm thúy thì càng hay. Nhưng cần nhớ rằng cái chất của Hồ Chí Minh, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là thiết thực và hành động. Uyên bác và thâm thúy nhất của Hồ Chí Minh là thiết thực và có hiệu quả trong hành động.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chân thực. Bởi vậy, vấn đề là phải làm sao phát hiện được, tiếp nhận được tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự chân thực đó.

Trong những thiên lệch cần phải tránh thì trước hết phải tránh sự “tụng ca”, “vĩ nhân ca”. Không nên và không thể cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh, vì tư tưởng ấy cũng chính là nhân cách Hồ Chí Minh.

Mọi ý định, cho dù là thiện chí muốn thêm vào thì chỉ là trừ đi, và nếu Hồ Chí Minh biết thì sẽ cười rằng “vẽ rắn thêm chân”! Sự cường điệu về chất, về mức là không trung thực, hoàn toàn không cần thiết, hơn nữa, là có hại.

Vấn đề là ở chỗ nhận cho ra đâu là nét đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua việc làm, qua cách sống, qua lời nói, qua bài viết, qua cơ đồ, qua sự nghiệp. Đừng cố tìm ở Hồ Chí Minh cái gì cũng đều có, cũng đều “vĩ đại”, vì như vậy chính là xuyên tạc, hạ thấp hoặc là bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thấy cho rõ, cho đúng, cho đủ những thiếu sót, sai lầm chủ quan đã để lại dấu ấn trong tư tưởng, trong việc làm, trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Những cái đó không thể không có, vì Hồ Chí Minh là một con người chứ không phải là một vị thánh. Hồ Chí Minh không thể không có sai lầm, cần phải khách quan và trung thực chỉ ra. Mà chỉ ra được những sai lầm và tác hại của nó một cách đúng đắn là thể hiện sự kính trọng và tin yêu Hồ Chí Minh, người con vĩ đại của dân tộc ta, nhân dân ta và là người lãnh đạo tuyệt vời nhất mà nhân dân ta tự hào có được.

Cùng với cái đó, cũng phải phân tích rõ những hạn chế lịch sử mà Hồ Chí Minh không thể vượt qua được, trong đó, kể cả những điều mà Hồ Chí Minh không thể thuyết phục được những đồng chí và học trò của mình.

Chuyện “Chính cương và Sách lược” của Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ xướng bị phê phán là “quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh” vì “giai cấp tranh đấu là quan trọng nhất và ngày càng có tính chất kịch liệt” để rồi bị thay thế bằng “Luận cương chính trị” của Trần Phú là một ví dụ đau xót.

Và rồi “cải cách ruộng đất” là một ví dụ xót xa nữa đủ để nói lên những oái oăm của lịch sử. Và chính những điều đó đã để lại những di lụy không nhỏ trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh đã đến lúc cần phải trung thực nêu lên.

4. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sự nâng niu, bảo quản như bảo quản một di vật quý trong bảo tàng. Kế thừa là vận dụng và phát triển. Vậy thế nào là kế thừa và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, điều kiện của dân tộc, của thế giới, của thời đại? Đây là một khó khăn phức tạp và có thể tác động ngược lại đến việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thông thường, việc kế thừa và vận dụng một tư tưởng đòi hỏi một sự lựa chọn. Nếu không có sự lựa chọn thì cũng không thể có sự kế thừa, vận dụng và phát huy. Và nói lựa chọn tức là đòi hỏi phải bỏ qua một số điểm nào đó, cố ý làm nổi bật lên hay làm nhẹ bớt đi một số điều nào đó, là nắm bắt những thông điệp nào đó và lướt qua những thông điệp nào đó.

Đấy là cách làm đúng đắn mang tính khoa học cao. Có thể gọi đó là điều có tính quy luật được vận dụng phổ biến, để không chỉ nhằm học tập, tiếp thu những thành tựu trí tuệ của văn hóa và văn minh loài người đã đạt được, mà cũng chính là cách những người được xem là những vĩ nhân, những nhà tư tưởng lớn của loài người đã thực hiện như thế nào để trở thành vĩ nhân.

5. Có một lập luận cho rằng: hãy nghe thấy trong Hồ Chí Minh điều mà dân tộc ta cần nghe vào chính lúc này. Hãy tìm thấy, làm nổi bật lên, học theo và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh điều mà dân tộc ta cần nhất vào lúc này với niềm tin rằng, những cái đó đều có trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lập luận đó có cơ sở đúng bởi vì, thường là vĩ nhân nào mà cốt lõi tư tưởng là vì con người, dân tộc và loài người thì tư tưởng của họ càng đa dạng và phong phú, càng chứa đựng nhiều thông điệp cần thiết cho mọi thời đại, càng dễ vận dụng theo cách lựa chọn trên.

Vấn đề là, với sự tiếp cận này, sự chân thực có được với niềm tin rằng đó là khách quan và khoa học đạt được đến đâu và đâu là điểm dừng cần phải có?

Những người phản bác lại lập luận đó thì cho rằng, với cách ấy rất dễ chủ quan, tùy tiện gán cho Hồ Chí Minh những điều mà mình muốn, mình đang trông chờ chứ không phải là trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những điều đó. Lúc này đang cần có tri thức và kinh nghiệm về kinh tế thị trường thì cố đào cho ra trong tư tưởng Hồ Chí Minh những điều ấy.

Khi đất nước đang bị hút vào quỹ đạo của toàn cầu hóa thì đã cố moi tìm chỗ này, chỗ kia rằng Hồ Chí Minh đã nói về toàn cầu hóa và hội nhập hay chí ít cũng manh nha những tư tưởng ấy. Nếu làm như vậy thì đúng là giả tạo và không biết đến điểm dừng.

Nhưng đã là phương pháp luận khoa học thì phải có sự lựa chọn, có mức độ, có điểm dừng, có thái độ trung thực khoa học đầy trách nhiệm để có cách xử lý thỏa đáng. Đây là điều không dễ dàng chút nào, song là một phương pháp luận, mà theo chúng tôi, cần phải chú ý vận dụng.

Một phương pháp luận nghiên cứu như thế mới có thể đưa tới những công trình nghiên cứu xứng đáng với Hồ Chí Minh. Càng kính trọng và tin yêu Hồ Chí Minh, thấy rõ tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa lớn lao như thế nào đối với vận mệnh của đất nước, sự nghiệp của nhân dân và tương lai của dân tộc, càng phải tuân thủ phương pháp luận đó.

 Giáo sư Tương Lai

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

Nguyên Bí thư Trung ương Đảng
11:59 SA @ Chủ Nhật - 31 Tháng Bảy, 2011

Bác từng nói, hoài bão lớn nhất củaBác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu cócơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đếnmục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát.Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởngban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành chobáo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người.


Hoàng Tùng (1920-2010), Nhà báo; nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa V; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Giám đốc NXB Sự thật của Ðảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khóa III, IV, V, VI, VII.



Hoài bão của Người

-Thưa ông, nếu được nói ngắn gọn về Chủ tịch Hồ Chí Minh thì ông sẽ nói gì?

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì dântộc là trên hết. Cả cuộc đời hoạt động của Người là để giải phóng dân tộc, để dân tộc được độc lập, nhân dân được hạnh phúc và quyền công dân được đảm bảo.Tư tưởng ấy của Người là nhất quán từ khi Người bắt đầu cuộc đời hoạt động cáchmạng cho tới khi Người nhắm mắt xuôi tay. Cuộc cách mạng của nhân dân ta doNgười chủ trương là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đường lối ấy đã đượcNgười xác định từ năm 1932 trong “Đường cách mạng”. Bác nói: “Khi làm cách mạngthắng lợi rồi, tức là khi đã giành được chính quyền thì chính quyền thuộc về sốđông, tức là nhân dân. Còn nếu chính quyền rơi vào tay số ít thì sẽ phải làmlại, hy sinh sẽ phải to lớn hơn”. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước Bác đã đặt câu hỏi: Chính quyền của ai? Nhà nước của ai? Và Bác trả lời: “Của dân, do dân, vì dân”. Tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ đầu là như vậy. Sau cách mạng ThángTám, có lần các phóng viên nước ngoài hỏi Bác về con đường của Bác, tư tưởngcủa Bác, Bác trả lời: “Hoài bão suốt đời của tôi, mong muốn suốt đời của tôi là dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đều có cơm ăn áomặc, đều được học hành. Còn về phần tôi, tôi sẽ chọn một nơi có non xanh, nướcbiếc làm một ngôi nhà nhỏ và bầu bạn với núi non”. Bác Hồ của chúng ta là nhưvậy.

-Tôn Trung Sơn có thuyết tam dân: “Dântộc độc lập, dân sinh hạnh phúc, dân quyền tự do”

. Bác Hồ cũng nói con đườngcách mạng mà Người lựa chọn là “Độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vậy Bác có chịu ảnhhưởng gì không thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn?

Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minhlà “Độc lập, tự do, hạnh phúc” – tức là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dânsinh hạnh phúc. Mục tiêu của Tôn Trung Sơn và của Bác là như nhau, nhưng khác ởchỗ cuộc cách mạng của ông Tôn Trung Sơn vẫn là cách mạng tư sản theo kiểu châuÂu “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn thực chấtvẫn là chính quyền tư sản. Còn cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh là hoàn toànkhác. Chủ trương của Bác là làm cách mạng nhân dân, cách mạng quần chúng, rồitiến dần lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác nói là “ta làm từ từ, dần dần.Tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay làm sao được với một nước có nền nông nghiệp lạchậu”.

Đảng đại diện cho ai?

-Thưa ông, như ông nói, với Hồ Chí Minh dân tộc là trên hết. Như vậy có nghĩa là ngay từ khi thành lập Đảng, Bácđã chủ trương Đảng ta là đại diện cho toàn dân tộc?

Ngay từ khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh trước sau đều nói: “Hãy giương cao ngọn cờ dân tộc và ngọn cờ CNXH”.Thực ra thì sau này cụm từ XHCN mới được thêm vào. Còn trước đó Bác nói: “Sau khi giải phóng dân tộc xong thì hãy làm cuộc cách mạng quốc tế”. Cho nên cương lĩnh vắn tắt năm 1930 Hồ Chí Minh không nêu rõ về cuộc cách mạng quốc tế. Tức là về chiến lược thì Người nêu đúng như Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế cộng sản,nhưng về sách lược thì người lại cho quyền lợi của dân tộc và nhân dân. Trongđó có giai cấp công nhân.

-Thưa ông, lúc bấy giờ Quốc tế cộngsản nhấn mạnh Đảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân, vì sao Hồ ChíMinh lại không chủ trương như vậy?

Ở nước ta lúc bấy giờ, theo số liệucòn lại cho đến nay, chỉ có khoảng 20 vạn người lao động. Trong đó có khoảng 5vạn người là công nhân cơ khí – thợ máy (lúc ấy gọi là công nhân “áo xanh”), còn lại là những người làm cao su, thợ mỏ, làm phu đồn điền (hay còn gọi làcông nhân “áo nâu”). Lúc bấy giờ thậm chí đã có những cuộc tranh luận vô sảnnào là cách mạng? Vô sản “áo xanh” hay vô sản “áo nâu”? Tức là tranh luận đảngcủa ai, đại diện cho ai? Tại Đại hội Đảng năm 1951, tôi có tham dự với tư cáchlà đại biểu chính thức, chính Hồ Chí Minh đã nêu lên công thức: “Đảng của giaicấp công nhân, nhân dân lao động, nghĩa là của toàn dân tộc Việt Nam”. Vềthực tiễn ta cũng thấy rằng, một giai cấpcông nhân đang được hình thành và còn rất non trẻ, ít như thế thì không thể đạidiện cho cả dân tộc. Mà dân tộc lại mấy nghìn năm chiến đấu. Một nền văn hóamấy nghìn năm chiến đấu.

-

Có nghĩa là lúc ấy Hồ Chí Minh đã nói rõ Đảng đại diện cho 3 thành phần là giai cấp công nhân, nhân dân lao độngvà toàn dân tộc Việt Nam?

Lúc bấy giờ không phải Đảng lãnh đạobằng hoạt động bí mật trong các nhà máy, xí nghiệp, hay là ở vùng nông thôn, màĐảng nhân danh dân tộc, nhân dân cả nước đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến.Hơn nữa, trong chương trình hoạt dộng của Chính phủ tháng 8-1945, thì cươnglĩnh của ViệtMinh là thế nào? Hay làNghị quyết Hội nghị lần thứ 8 năm 1941 là thế nào? Tinh thần là: Dân tộc. Dântộc ở đây không phải là dân tộc tư sản của Tôn Trung Sơn mà là dân tộc của HồChí Minh. Trong thế kỷ XX có 3 cuộc cách mạng dân tộc lớn và có tính quốc tếcao. Một là, cách mạng tháng Mười Nga đánh đổ một thế lực phong kiến phản độngnhất, thành trì của phản động châu Âu. Cuộc cách mạng thứ 2 là của Trung Quốc,đánh đổ thế lực nửa phong kiến, nửa thuộc địa và quân phiệt. Còn cuộc cách mạngthứ 3 là của Việt Nam. Cuộc cách mạng của chúng ta là đánh đổ chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Ta làm cách mạng ở một nước thuộc địa chứ không phải làm cáchmạng ở một nước tư bản, hay quân phiệt nông dân. Tóm lại Bác định nghĩa Đảngđúng nhất là ở Đại hội đảng II năm 1951: Đảng của giai cấp công nhân, nhân dânlao động, tức là của dân tộc Việt Nam. Bây giờ định nghĩa này lại càng đúng, vìnông dân, công nhân có cách biệt gì lớn đâu, không phải là giai cấp bị áp bức,cũng làm chủ cả, cùng là người lao động tự do, thêm đội ngũ trí thức nữa.

-Thưa ông, trong đường lối cách mạngBác đề xướng 2 cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc và cách mạng vô sản, chứ đâuphải chỉ có một cuộc cách mạng là giải phóng dân tộc?



Trong bối cảnh quốc tế hết sức phứctạp lúc bấy giờ và mặc dù chịu rất nhiều sức ép, nhưng bao giờ Hồ Chí Minh cũngduy trì độc lập, tự chủ trong tư duy chính trị và hành động thực tiễn. Ngay từnăm 1921, Bác đã xác định con đường cần phải đấu tranh rồi. Tại sao Bác lại vàoĐảng cộng sản Pháp? Tại sao sau này khi sang Liên Xô, Bác tán thành nghị quyếtQuốc tế Cộng sản Ba? Là vì trong các cương lĩnh ấy đều nói tới cuộc cách mạngđánh đổ giai cấp thống trị. Để tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cộng sản thếgiới lúc bấy giờ và nhằm mục đích thực hiện cho kỳ được cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc, Bác đề xướng thuyết “2 cuộc cách mạng”: cách mạng dân tộc vàcách mạng vô sản.Bác nói với các đồngchí cộng sản Pháp rằng, “Các đồng cí nói thế giới chỉ có một cuộc cách mạng –cuộc cách mạng vô sản (tức là giai cấp vô sản đánh đổ giai cấp tư sản). Đây làcuộc cách mạng ở các nước châu Âu, hay nói đúng hơn là các nước công nghiệpchâu Âu, còn chúng tôi là nước thuộc địa mênh mông như thế này, có phải cácđồng chí giải phóng là đã đồng thời giải phóng chúng tôi đâu. Chúng tôi phai tựlàm lấy”. Người lại nói: “Hai cuộc cách mạng như hai cánh con chim, không nê ncoi cái nào quan trọng hơn cái nào. Còn chủ nghĩa thực dân và đế quốc như 2 cáivòi bạch tuộc cần phải cắt cả hai”. Cho nến nay nhìn lại ta thấy Hồ Chí Minhhoàn toàn đúng. Cách mạng giải phóng dân tộc đã thắng lợi: chế độ thực dân đãhoàn toàn sụp đổ.

Chặng đường khó khăn

-



Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bácnhững năm 20-30 của thế kỷ XX là vô cùng khó khăn. Người từng không ít lần bịhiểu lầm, thậm chí bị cô lập?

Tôi được biết từ năm 1928 có nhữngngười coi Bác là “dân tộc chủ nghĩa”. Sau lại thêm việc Bác bị bắt ở HồngKông rồi lại được thả, khiến người ta càng nghi ngờ. Có một câu chuyện được kể lại như thế này: khi sang Liên Xô, trong một lần tiếp Bác, Xtalin chỉ vào 2 chiếc ghế và nói rằng: “Đây là chiếc ghế nông dân, còn đây là chiếc ghế địa chủ, đồng chímuốn làm lãnh tụ giai cấp nào thì đồng chí ngồi vào chiếc ghế đó”. Bác kéo 2 cái ghế lại sát nhau và ngồi lên cả hai. Bác đến Liên Xô năm 1934-1938 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được việc làm nhưng không đượctrả lời nên Người xin về nước. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Ngườikhông tham gia đoàn đại biểu Đảng ta, chỉ là đại biểu dự thính. Lúc này ngườita vẫn cho rằng Việt Minh là một lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Họ nói ta là dân tộc chủ nghĩa, đề cao địa chủ quan lại, không nêu cao vai trò của liên minhcông nông. Nghĩa là ta không theo cương lĩnh thứ hai của Quốc tế Cộng sản, tứclà làm cách mạng tư sản dân quyền, lấy công nông làm trụ cột, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lập chính quyền xô-viết…

-Trong giai đoạn khó khăn như vậy Bác có những thay đổi gì về mặt tư tưởng để tránh những phiền toái cho cách mạngViệt Nam không, thưa ông?



Mặc dù khó khăn là như vậy nhưng Bácvẫn kiên trì và khẳng định Đảng ta phải là đại diện cho lợi ích dân tộc và vănhóa Việt Nam. Bác từng nói rất hay: Nếu chúa Giêsu có cái gì hay, Mác có cái gìhay, hoặc Khổng tử có cái gì hay và nếu các vị ấy sống tới giờ thì những cái gìhay các vị ấy đều bổ sung cho nhau và tán thành cái hay của nhau. Còn chúng tahọc cái hay của đạo Phật, đạo Kitô và đạo Nho, nhưng dù có học bao nhiêu thìhọc nhưng nó vẫn trở thành tư tưởng Việt Nam. Cho nên tôi muốn nhấn mạnh rằng,tư tưởng HCM là tư tưởng Việt Nam trong thời đại mới, là tư tưởng văn hóa dântộc mà chủ nghĩa yêu nước là trung tâm, kết hợp với những tinh hoa của văn hóathế giới, trong đó có chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lenin.Tư tưởng của Bác là giải phóng dân tộc, xóa bỏ thực dân. Đó là tư tưởng được viết bằng máu của hàng triệu người, chứ khôngphải là lý thuyết suông. Mà các dân tộc bị áp bức người ta đều thừa nhận là nhưthế. Đương nhiên không phải các dân tộc đều đi theo con đường giống hệt nhưViệt Nam, nhưng con đường đoàn kết toàn dân để giải phóng dân tộc thì về cơ bảnlà như nhau. Tóm lại tư tưởng của HCM quán xuyến từ đầu chí cuối là “Độc lậpDân tộc”, cho nên “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác là như thế.

Chúng ta chống Pháp là giải phóngdân tộc, chống Mỹ cũng lại là giải phóng dân tộc, để có độc lập tự do. Tât cảđều là dân tộc.

Cải cách ruộng đất: Bác không muốn làm!



-Năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngônđộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng vì sao có nước khôngchịu công nhận nước ta ngay?

Năm 1950, khi ra nước ngoài Bácthường bị người ta chất vấn: Tại sao lại giải tánĐảng Cộng sản? Tại sao lại dùng cả vua, địachủ, tư sản để giương cao ngọn cờ mặt trận dân tộc?Họ đặt điều kiện với Bác là nếu không sửa lạivà không cải cách ruộng đất thì họ không công nhận. Cho nên lúc bấy giờ Bác bảođảm là sẽ làm, nhưng Bác lại rất khôn khéo. Về nước năm 1951 Bác đưa ra cương lĩnh “Ba giai đoạn”. Tức là Bác muốn tránh cuộc cải cách ruộng đất khi đang còntập trung sức lực và của cải cho kháng chiên. Bác nhận mạnh rằng, đoàn kết dântộc là điều kiện để đánh thắng đế quốc thực dân. Tuy nhiên người ta lại cho làphải làm cải cách ruộng đất mới có thể đánh thắng đế quốc được. Tức là ở đây có2 cách đặt vấn đề khác nhau. Tuy nhiên cả 2 lại cùng nhắm tới một mục tiêu:đánh đổ thực dân Pháp.

-



Ông có thể nói rõ thêm vì sao Cụ Hồlại tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản?

Hôm tuyên bố giải tán Đảng tôi khôngđược dự, nhưng nghe nói lại rằng, quyết định này của Bác thật là táo bạo. Lúc đó không thế cũng nguy, vì âm mưu của Tưởng là đánh đổ cộng sản. Với bọn LưHán, Tiêu Văn, Đảng Cộng sản tồn tại là nó chết, vì sẽ bị Tưởng trị. Vì vậy tamới lập mẹo tuyên bố giải tán Đảng, chỉ tuyên bố về danh nghĩa mà thôi, còn trênthực tế Đảng vẫn tồn tại. Sau Tưởng không có lý do gì thúc ép khi Đảng đã tuyênbố giải tán.

-Xin hỏi lại ông cho rõ thêm. Ông vừanói thực ra thì cuộc cải cách ruộng đất Bác không muốn làm, nhưng vì bị ép buộcphải làm?

Tôi nói lại một lần nữa để đồng chínghe. Cụ Hồ nói là Cụ sẽ làm, nhưng là làm theo con đường của ta. Tịch thuruộng đất của bọn Việt gian và địa chủ phản động chia cho những người không córuộng, rồi thì sau này cải cách theo con đường dân chủ. Tức là để lại cho địachủ số ruộng đất như những người khác, còn thì ưu tiên chia cho những ngườikhông có ruộng. Ông Cụ chần chừ nhiều lần là cố ý muốn thực hiện thuyết “ba giai đoạn”. Thuyết “ba giai đoạn” là của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hộiII là có ý kiến của Bác. Theo thuyết “ba giai đoạn” thì cải cách ruộng đất để sau. Trước hết là làm giảm tô, giảm tức. Năm 1946, họp Xứ ủy, tôi được nghe ôngCụ nói: “Đối với chính quyền cách mạng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cáchmạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn”. Sau Đại hội takhông nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lý thuyết “ba giai đoạn”,vì thế nên vào khoảng tháng 8 năm 1952 người ta gọi Bác sang, nhất định bắtphải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mớiquyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề “Đất vànước” ký tên là Lê Đinh, đăng ở tạp chí “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì mộtnền dân chủ mới”. Bácnói đại ý: Đất vàNước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân.Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất. Sau này họp Bộ Chính trị (thời gian này tôi là Chánh Văn phòng Trung ương nên thường “điếu đóm” cho cáccuộc họp Bộ Chính trị), khi tan họp, tôi ngồi lại với Bác, Bác thở dài và nói: “Mình đã nói là để cho mình đánh xong giặc Pháp rồi thì muốn làm gì hãy làm, nhưng họ không nghe, cứ ép mãi, thành ra bây giờ hỏng hết cả”.

Nguồn: