ÔNG HOÀNG TÙNG KỂ CHUYỆN HOÀNG VĂN HOAN
Phố Phan Đình Phùng là một trong số ít phố đẹp nhất Hà Nội với hai bên vỉa hè rất rộng trồng toàn cây sấu.
Trên phố này có nhiều biệt thự rất đẹp đều xây từ thời Pháp từ hơn 100 năm trước nhưng biệt thự nào cũng đẹp không hề lạc hậu với thời gian.
Đây cũng là phố có nhiều quan chức cao cấp nhất của Đảng và nhà nước VN ở trong các biệt thự này.
Biệt thự mà ông Hoàng Văn Hoan ở bên số chẵn phố Phan Đình Phùng,
sát cạnh là biệt thự của TBT Nông Đức Mạnh
(sau này ông Mạnh chuyển ra biệt thự bên bờ Hồ Tây, trong khuôn viên khoảng 500 m2 mà vợ kế của ông từng đem thế chấp ngân hàng vay hàng trăm tỷ để kinh doanh,
nhờ các dự án làm đường cao tốc, trong đó có đoạn Pháp Vân-Cầu Giẽ đã thu bộn tiền thừa trả ngân hàng ) .
Sau khi ông Hoan bỏ trốn,
vợ con ông chuyển đi nơi khác ,
biệt thự bỏ không một thời gian,
sau đó phá đi xây một biệt thự khác theo kiến trúc cổ điển Pháp để
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ở.
Hiện nay không biết vị lãnh đạo
cao cấp nào ở biệt thự này.
•Ông Hoàng Văn Hoan
(1905-1991)thuộc hàng cứu quốc công thần, tham gia cách mạng từ năm 1925, qua rất nhiều chức vụ trọng yếu,
Đại sứ VN tại TQ,
Mông Cổ,
Triều Tiên,
Uỷ viên Bộ Chính trị,
Phó Chủ tịch Quốc hội
nhưng sau khi bỏ trốn sang TQ
năm 1979 thì bị kết án tử hình vắng mặt.
Sau đây là vài câu trong rất nhiều câu tôi hỏi ông Hoàng Tùng.
1-Ông Hoan có công lao gì với cách mạng?
-Ông Hoan có nhiều đóng góp to lớn. Đỉnh cao và thời hoàng kim của ông là giai đoạn 1951-1970 khi cách mạng VN chịu ảnh hưởng lớn của TQ.
Chủ tịch Mao Trạch Đông và các vị lãnh đạo TQ coi ông là người bạn lớn. Trong nhiều vấn đề muốn trao đổi với lãnh đạo TQ, Cụ Hồ thường giao cho ông Hoan.
Đặc biệt xin viện trợ của TQ giúp ta chống Mỹ thì ông và đồ đệ của ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban thì muốn xin gì được nấy trong khi Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị là người đặc trách của ta chuyên đàm phán xin viện trợ các nước, nhưng khi sang TQ thường không mấy hiệu quả.
(Lý Ban sau bị đưa vào giam lỏng ở
Sài Gòn, con trai ông là Lý Tân Hoa dạy văn học TQ ở khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng bị liên luỵ phải chuyển công việc)
2-Bất đồng của ông Hoan bắt đầu khi nào.
- Cách mạng VN chịu ảnh hưởng nặng nề của TQ mà thành công thì ít tổn thất thì nhiều.
Lúc đầu cụ Hồ rất tin TQ,
Đại hội 2 của Đảng rập khuôn TQ nhiều vấn đề, treo ảnh Mao Chủ tịch ngang ảnh Mác Lê nin trên lễ đài.
Nhưng sau các vụ chỉnh huấn chỉnh quân, cải cách ruộng đất ở ta,
phong trào diệt chim sẻ, toàn dân làm gang thép và cách mạng văn hóa ...
ở TQ, cụ Hồ bừng tỉnh là máy móc theo TQ là chết nên lặng lẽ điều chỉnh đường lối chính sách và sử dụng cán bộ.
Ông Hoan dần thất sủng và quay sang chống đối.
Từ sau năm 1970 , ông Hoan gần như bị gạt ra ngoài ngồi chơi xơi nước,
tuy ông vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị .
3- Vì sao ông Hoan bỏ trốn.
-Ông Hoan biết thân phận mình.
Đã có ý kiến sử lý mạnh ông Hoan từ những năm 1967-1968 nhưng cụ Hồ khuyên vuốt mặt nể mũi.
Từ năm 1970 về sau,
ông Hoan bị giam lỏng, an ninh canh gác, 24/24
(anh Phan Hiền cùng công tác với tôi là họ hàng ông Hoan buổi tối đến nhà ông chơi định nhờ ông xin việc cho con, ông Hoan trả lời tôi lo cho tôi chưa được còn có thể lo cho ai nữa .
Vì việc đến nhà ông Hoan mà anh Phan Hiền bị cục bảo vệ Quân đội gặp thẩm vấn nhiều lần.).
Biết ở lại khó an toàn nên ông Hoan
bí mật liên hệ với ĐSQ Trung Quốc
xin trốn sang TQ.
Năm 1979, ông Hoan xin đi chữa bệnh ở CHDC Đức, khi dừng chân ở sân bay Carachi Pakistan, mặc dù bị hai
an ninh của ta luôn đi kèm,
ông Hoan nói vào nhà vệ sinh,
nhưng là đi ra cửa nhà chờ,
lập tức có xe của Đại sứ TQ ở Pakistan đón chạy vút đi.
Hôm sau đã về Bắc Kinh dự họp báo quốc tế nói xấu VN.
Sao ta lại cho đi Đức chữa bệnh tạo điều kiện cho ông bỏ trốn .
Định là sau khi từ Đức về là bắt luôn đưa đi an trí .
Đã cử hai công an áp giải nhưng không lường được tình huống nên ông đã trốn di dễ dàng.
4- Toà án nào kết án tử hình ông Hoan.
- Chính trị đứng trên luật pháp.
Vừa được tin ông Hoan bỏ trốn sang TQ, liền cho TTXVN phát một cái tin kết án và tử hình ông Hoan về tội phản quốc .
Coi như vậy là xong chứ có lập toà an và luận tội gì đâu.
Thế nên năm 2004,
con trai đầu ông Hoan là Hoàng Nhật Tân đến toà án Hà Nội xin bản sao
bản án kết tội tử hình ông Hoan nhưng toà án trả lời không có.
Mà chả cứ gì ông Hoan mà vô số cán bộ các vụ việc như
Nhân văn giai phẩm, xét lại chống Đảng bị tù nhiều năm cũng chỉ ra lệnh mồm chẳng có văn bản nào cả.
Gia đình các nạn nhân có lên giời mà kiện.
5- Ông Hoan là Lê Chiêu Thống.
- Nói vậy là hơi quá.
Ông có công có tội , nếu xử lý khéo như cụ Hồ với các vị bất đồng thì chưa chắc kết cục xấu như vậy.
Ông Hoan chết ở Bắc Kinh,
tro cốt chia ba,
một chôn ở Bắc Đới Hà là nơi chôn cất lãnh đạo TQ.
Một đem rắc xuống đầu nguồn sông Hồng.
Sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung ta cho phép gia đình mang một phần tro cốt ông về an táng ở quê ông là làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu Nghệ An.
(theo di chúc của ông Hoan và thể hiện trong hồi ký Giọt nước trong biển cả của ông).
6- Ông Hoan bỏ trốn gây sóng gió ở làng Quỳnh Đôi.
- Quỳnh Đôi nổi tiếng vì có nhiều quan to. Cỡ tướng tá, giáo sư tiến sĩ nhan nhản, về làng cỡ Bộ trưởng, Uỷ viên Trung ương mới đáng khoe.
Làng có nhiều họ nhưng họ Hồ và
họ Hoàng là danh giá nhất.
Họ Hoàng có Hoàng Văn Hoan,
họ Hồ có Hồ Tùng Mậu.
Khi ông Hoan thất sủng,
nhiều người họ Hồ bài xích họ Hoàng. Người họ Hoàng tức khí làm bài thơ tự sự,
có câu thơ :
Đời lúc vinh lúc nhục
Lúc lên voi lúc xuống chó .
Hồ là hồ, Hoàng là hoàng
Họ là họ, ta là ta.
(Cái hay của câu thơ là Hồ vừa là họ Hồ vừa có nghĩa là phu hồ, hồ dán.
Hoàng vừa là họ Hoàng vừa có nghĩa là ông hoàng, vàng. )
Nguồn fb Xen Pham
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét