Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Ông Hoàng Tùng nhận xét về TBT Trường Chinh

 Ông Hoàng Tùng nhận xét về TBT Trường Chinh

Trần Nhung

Nhân Quốc hội khóa 15 sắp họp(20/7) nên viết đôi dòng về vị Chủ tịch Quốc hội lâu năm nhất là Chủ tịch Trường Chinh (1960-1981).
Theo ông Hoàng Tùng thì TBT Trường Chinh(1907-1988) là nhân vật thứ hai của cách mạng VN chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh ,xếp trên TBT Lê Duẩn.Ông hai lần là TBT(1940-1956 và năm 1986),Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Trong các vị lãnh đạo cao nhất, các con của ông đều học chính quy tại các trường đại học danh tiếng nhất trong nước và nước ngoài. Tất cả đều có kiến thức chuyên sâu và giỏi ngoại ngữ. Tuy nhiên đánh giá về ông chắc chắn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Lịch sử chính thức của Đảng chắc chưa làm hài lòng giới nghiên cứu vì chỉ nêu mặt tốt. Sau đây là vài nhận xét của ông Hoàng Tùng khi ông và tôi dừng chân trước nhà ở TBT Trường Chinh ở số 3 Nguyễn Cảnh Chân HN.
1-Ba cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc.
Đó là Cách mạng Tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và đổi mới. Cụ Hồ lãnh đạo, chỉ đao chung còn TBT Trường Chinh là người lãnh đạo chỉ đạo cụ thể, trực tiếp. Ông có tầm tư duy chiến lược đi trước thời đại. Chỉ đao Cách mạng Tháng Tám ,ông viết xã luận Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta .Chỉ đạo kháng chiến ông viết sách Kháng chiến nhất định thắng lợi. Chi đạo và đề ra đường lối đổi mới, ông cho viết lại Báo cáo chính trị Đại hội 6 của Đảng ngược hẳn báo cáo chính trị duy ý chí do TBT Lê Duẩn chỉ đao. TBT Lê Duẩn từ trần vừa là tổn thất vừa là may mắn cho Đảng và đất nước .Nếu như TBT Lê Duẩn sống thêm vài năm nữa thì không biết vận mệnh của Đảng và đất nước sẽ ra sao.
2-Bảo thủ và chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc. Ngay cái tên Trường Chinh đã nói lên điều đó .Tên thật của ông là Đặng Xuân Khu, sinh ra ở cái nôi khoa bảng là làng Hành Thiện Nam Định có tới hơn 120 GS, Phó GS, TS... nên ông vừa là kẻ sĩ Bắc Kỳ vừa là Cộng sản. Nhiều tác phẩm chỉ đao Cách mạng VN giai đoạn 1951-1956 là chịu ảnh hưởng nặng nề của TQ mà Cải cách ruộng đất là điển hình nhất về sai lầm và chịu tổn thất đau thương nhất.
3-Bị sốc nên rơi vào giữ mình và yếm thế. Do phải chịu trách nhiệm chính về Cải cách ruộng đất, ông phải từ chức TBT lui về tuyến hai trong hàng lãnh đạo. Tiếp đó, ông là một trong ba vị cấp cao nhất tán thành chung sống hoà bình không tán thành sử dụng chiến tranh bạo lực nên bị gây sức ép và cô lập. Suốt thời gian dài ông an phận giữ mình, nên không có đột phá gì về lý luận và hoạt động cách mạng.
4-Dấu ấn bảo thủ trên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông bảo thủ trong nhiều việc mà rõ nhất là ngôn ngữ. Trong khi mọi người đều viết tên người không gạch nối thì ông vẫn kiên trì gạch nối đến cùng. Thế nên ông duyệt chữ khắc trên Lăng Bác Hồ là Lăng Chủ tịch Hồ -Chí-Minh ...
5-Xử lý oan ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú về khoản chui.Nhưng cuối đời ông tự nhận là sai do nghe báo cáo sai sự thật và thiếu thông tin về những việc làm vì lợi ích của nhân dân của ông Kim Ngọc.
6-Vụt toả sáng trí tuệ ở cuối đời. Ở tuổi cổ lai hy, trí tuệ ông bừng sáng đến kỳ lạ.Chỉ nêu hai việc. Mùa hè năm 1983, trong lúc TBT Lê Duẩn đi chữa bệnh nước ngoài, Bí thư Thành uỷ tp HCM Nguyễn Văn Linh tổ chức cho ông nghe báo cáo về mọi mặt ở Tp HCM và tổ chức cho ông đi thực tế. Ông bừng tỉnh là đường lối kinh tế rất xa rời thực tiễn và duy y chí đi ngược quy luật.Ông thổ lộ với ông Mai Chí Thọ, Chủ tịch Tp HCM là ở Hà Nội họ báo cáo sai nhiều quá. Sau đó ông viết một bài phát biểu dài đọc trong hội nghị Trung ương về phát triển kinh tế có ba điểm ngược hẳn đường lối chung nên bị cho là tài liệu nguy haị cấm lưu hành công khai( ủng hộ kinh tế tư nhân, nhiều thành phần, bỏ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, thay đổi cơ cấu và quản lý... ).Chính ông là linh hồn đổi mới và phát hiện Nguyễn Văn Linh là TBT, tiếp tục giương cao ngọn cờ đổi mới.
Tiếc là do sơ xuất của bảo vệ, ông bị ngã
cầu thang và từ trần khi đang ở đỉnh cao trí tuệ đổi mới.
Ảnh các nhà báo chụp ảnh lưu niệm tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội VN thống nhất (tôi mặc quân phục đứng giữa TBT Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét