Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Đôi điều về một TBT báo Quân đội

 Đôi điều về một TBT báo Quân đội.

Trần Nhung.
Nhân 101 ngày sinh và 25 năm ngày mất ông Đào Phan, tức ĐàoDuyDếznh(1920-2021) nên viết đôi điều.
Chiều muộn ngày 28-3-1996,TBT báo QĐND Phong Hải bảo tôi:-Theo lệnh trên, tối nay, tôi và anh đến nhà ông Đào Phan vì ông vừa mất hôm qua, mai đưa tang, hỏi xem gia đình có cần báo ta giúp gì không.
Tôi quí trọng anh Phong Hải vì anh là người tình nghĩa, rất quan tâm việc hiếu hỉ của cán bộ trong cơ quan.Anh lại hỏi :Anh có biết ông này không. Tôi báo cáo anh:-Ông là TBT báo Quân du kích hợp nhất với báo Vệ quốc quân thành báo QĐND.Sởi dĩ tôi biết là do một lần gặp bà Phan Thị Bội Hoàn, một người phụ nữ trí thức kiều diễm,bà nói :-Ông nhà tôi tên là Đào Phan từng làm TBT báo Quân du kích tiền thân báo QĐ các anh.Về cơ quan, gặp ông Bùi Biên Thuỳ, Phó TBT, công tác lâu năm nhất ở báo thời đó, tôi hỏi ông về Đào Phan. Ông nói :-Ông này xét lại, ăn chơi tha hóa nên quân đội thải loại.
Hóa ra là thế nên các dịp báo QĐ kỷ niệm ngày thành lập không mời và không nhắc đến tên ông, trong khi mời và ca ngợi ông Lưu Văn Lợi, TBT báo Vệ quốc quân.
Tối hôm đó tôi theo anh Phong Hải đến nhà ông Đào Phan ở phố Đội Cấn. Anh Đào Phan Long, con trai ông tỏ ra xúc động khi TBT báo QĐ đến thăm .Anh và vài người trong nhà tiếp chúng tôi thân tình, cám ơn và không nhờ giúp đỡ gì vì gia đình tự lo được.Anh đưa tôi danh thiếp mới biết anh là Kỹ sư, Chủ tịch Hội Đúc -Luyện kim VN.Hiện nay đang là Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long.
Mang vòng hoa của báo QĐND vào viếng ông Đào Phan xong, ra ngoài tôi ngạc nhiên thấy rất nhiều người cao tuổi cả quân đội và dân sự, ai cũng đầy Huân chương và Huy hiệu, 50,60 năm tuổi Đảng đến viếng, tỏ ra rất kính trọng và thương tiếc người quá cố. Trong khi đó lại có nhiều công an mặc sắc phục và thường phục xuất hiện ở nhiều nơi của nhà tang lễ xem xét mọi động thái. Sau tang lễ về cơ quan tôi miền man suy nghĩ và để ý tìm hiểu. May thay, năm 1997, theo Đoàn cán bộ Tiền khởi nghĩa thăm Mỹ để hội thảo về quan hệ Việt Mỹ thời kỳ 1944-1946,tôi gặp bàTrần Thị Minh Châu, vợ ông Đào Duy Kỳ là anh trai ông Đào Phan nên rõ mọi chuyện. Sau khi ở Mỹ về bà cho tôi xem bản sao thư ông Đào Phan gửi ông Lê Phước Thọ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương măm 1992.Bà Châu rất nổi tiếng vì bà làm việc ở chiến khu Tân Trào thời kỳ 1944-1945 dưới sự chỉ huy của Cụ Hồ và được Cụ Hồ giao tổ chức bữa tiệc của Việt Minh đón Phái đoàn đồng minh chống phát xít (thực ra là toàn sĩ quan quân đội Mỹ )từ Côn Minh TQ sang Tân Trào .Không biết làm thế nào, bà đành đến hỏi Bác Hồ. Bác bảo cô vào bản xin đồng bào một con bê, đem thui, treo lên cành cây , mọi người xẻo ăn. Bà chuẩn bị đúng như vậy, kèm xôi trắng, hành, rau thơm, rượu ngô.Quả nhiên bữa tiệc này mọi người đều khen ngon.
Bức thư của ông Đào Phan gửi Ủy viên Bộ Chính trị Trưởng ban Tổ chức Trung ương gần như là thư đề nghị minh oan. Phần đầu ông vắn tắt về anh em ông đều là những người hoạt động cách mạng rất kiên cường từ những năm 1930,nổi bật là anh cả Đào Duy Anh, TBT Tân Việt cách mạng Đảng, một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản VN.(Ông Anh cũng bị ghi sổ vì nói về dân chủ tự do trên báo Nhân văn giai phẩm nên ông thôi tham gia chính trường, lao vào học thuật trở thành một nhà bác học rất uyên thâm ).Tiếp đó nói về ông :
-Tham gia cách mạng và vào Đảng năm 1936.
-Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Bí thư Thành uỷ Hà Nội
-TBT Nhà xuất bản và báo Quân du kích (sau này là Nhà xuất bản QĐND và báo QĐND )
-Xuất ngũ công tác nhiều cơ quan.
Phần cuối bức thư nêu những việc ông đề nghị cần có kết luận sáng tỏ đem lại danh dự cho ông.
Tìm hiểu kỹ mới thấy ông bị hàm oan từ một việc đơn giản nếu so bây giờ thì hầu hết cán bộ bị tù hoặc xử bắn hết do "ăn chơi tha hóa". Tội của ông chỉ có thể này.Tháng 7-1950,TCCT quyết định sát nhập hai tờ báo Quân du kích do ông là TBT và tờ Vệ quốc quân do ông Lưu Văn Lợi làm TBT thành tờ QĐND. (Cụ Hồ đặt tên này).Mọi người rất mừng nên nói cần bữa liên hoan chung. Hai ông Phan và Lợi trao đổi, ông Lợi đề nghị ông Phan làm trưởng ban tổ chức và cao hứng đặt tên là cuộc đại liên hoan. Chết là do chữ đại .Do ngẫu nhiên đúng hôm liên hoan thì ông Lưu Văn Lợi đi công tác vắng nhờ đó vô can và được làm TBT báo QĐND đầu tiên .
Số là liên hoan xong, ai đó lên gặp Chủ nhiệm TCCT mật báo là ông Đào Phan tổ chức đại tiệc tưng bừng. Chủ nhiệm TCCT tức giận quát lên:-"Trong khi đồng bào chiến sĩ đói ăn ,hy sinh gian khổ mà chè chén. Như vậy khác gì uống máu đồng bào chiến sĩ".Ông cho Đoàn kiểm tra và kiểm điểm ông Đào Phan sau đó ra quyết định kỷ luật.Sau này các vị dự liên hoan như ông Mai Văn Hiến thổ lộ :đó là bữa ăn mặn chưa bằng mâm cỗ, mấy ông không biết uống rượu nên uống vài chén đã say nôn thốc nôn tháo. Tai hại là lan truyền trong toàn quân câu ca:
Người no, no đủ, đã thèm
Thức ăn thừa mứa đổ chìm đáy sông .
Nên ai cũng nghĩ là ông tội to lắm, chẳng khác Đại tá Trần Dụ Châu ăn chơi sa đoạ bị tội tử hình. Còn tội xét lại của ông là trong một lần phổ biến nghi quyết về cách mạng chuyển sang giai đoạn mới giải phóng dân tộc, ông đã noi là cách mạng đánh đổ thực dân đế quốc, thì ngoài công nông là chủ lực cần liên kết với tư bản, địa chủ và cả những người nguỵ quân nguy quyền tiến bộ vào mặt trận chung bị qui cho là phi giai cấp , phi chuyên chính vô sản. Mặc dù không có án bằng giấy trắng mực đen nhưng vẫn là bản án vô hình.
Từ đó ông bị thất sủng, rồi bị đưa ra khỏi quân đội. Ông công tác một thời gian rồi về nghỉ trong án oan dai dẳng suốt đời.
Là người có tri thức và nghị lực, ông chuyên tâm nghiên cứu về sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.. Các công trình nghiên cứu của ông phải 10 năm sau khi ông mất mới được công khai trọn bộ. Đó là bộ ba tác phẩm :-Hồ Chí Minh -Danh nhân văn hóa
-Hồ Chí Minh một Nhân cách lớn
-Đạo Khổng trong văn Bác Hồ tổng cộng hơn 1200 trang.


Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Ông Hoàng Tùng nhận xét về TBT Trường Chinh

 Ông Hoàng Tùng nhận xét về TBT Trường Chinh

Trần Nhung

Nhân Quốc hội khóa 15 sắp họp(20/7) nên viết đôi dòng về vị Chủ tịch Quốc hội lâu năm nhất là Chủ tịch Trường Chinh (1960-1981).
Theo ông Hoàng Tùng thì TBT Trường Chinh(1907-1988) là nhân vật thứ hai của cách mạng VN chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh ,xếp trên TBT Lê Duẩn.Ông hai lần là TBT(1940-1956 và năm 1986),Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Trong các vị lãnh đạo cao nhất, các con của ông đều học chính quy tại các trường đại học danh tiếng nhất trong nước và nước ngoài. Tất cả đều có kiến thức chuyên sâu và giỏi ngoại ngữ. Tuy nhiên đánh giá về ông chắc chắn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Lịch sử chính thức của Đảng chắc chưa làm hài lòng giới nghiên cứu vì chỉ nêu mặt tốt. Sau đây là vài nhận xét của ông Hoàng Tùng khi ông và tôi dừng chân trước nhà ở TBT Trường Chinh ở số 3 Nguyễn Cảnh Chân HN.
1-Ba cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc.
Đó là Cách mạng Tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và đổi mới. Cụ Hồ lãnh đạo, chỉ đao chung còn TBT Trường Chinh là người lãnh đạo chỉ đạo cụ thể, trực tiếp. Ông có tầm tư duy chiến lược đi trước thời đại. Chỉ đao Cách mạng Tháng Tám ,ông viết xã luận Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta .Chỉ đạo kháng chiến ông viết sách Kháng chiến nhất định thắng lợi. Chi đạo và đề ra đường lối đổi mới, ông cho viết lại Báo cáo chính trị Đại hội 6 của Đảng ngược hẳn báo cáo chính trị duy ý chí do TBT Lê Duẩn chỉ đao. TBT Lê Duẩn từ trần vừa là tổn thất vừa là may mắn cho Đảng và đất nước .Nếu như TBT Lê Duẩn sống thêm vài năm nữa thì không biết vận mệnh của Đảng và đất nước sẽ ra sao.
2-Bảo thủ và chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc. Ngay cái tên Trường Chinh đã nói lên điều đó .Tên thật của ông là Đặng Xuân Khu, sinh ra ở cái nôi khoa bảng là làng Hành Thiện Nam Định có tới hơn 120 GS, Phó GS, TS... nên ông vừa là kẻ sĩ Bắc Kỳ vừa là Cộng sản. Nhiều tác phẩm chỉ đao Cách mạng VN giai đoạn 1951-1956 là chịu ảnh hưởng nặng nề của TQ mà Cải cách ruộng đất là điển hình nhất về sai lầm và chịu tổn thất đau thương nhất.
3-Bị sốc nên rơi vào giữ mình và yếm thế. Do phải chịu trách nhiệm chính về Cải cách ruộng đất, ông phải từ chức TBT lui về tuyến hai trong hàng lãnh đạo. Tiếp đó, ông là một trong ba vị cấp cao nhất tán thành chung sống hoà bình không tán thành sử dụng chiến tranh bạo lực nên bị gây sức ép và cô lập. Suốt thời gian dài ông an phận giữ mình, nên không có đột phá gì về lý luận và hoạt động cách mạng.
4-Dấu ấn bảo thủ trên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông bảo thủ trong nhiều việc mà rõ nhất là ngôn ngữ. Trong khi mọi người đều viết tên người không gạch nối thì ông vẫn kiên trì gạch nối đến cùng. Thế nên ông duyệt chữ khắc trên Lăng Bác Hồ là Lăng Chủ tịch Hồ -Chí-Minh ...
5-Xử lý oan ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú về khoản chui.Nhưng cuối đời ông tự nhận là sai do nghe báo cáo sai sự thật và thiếu thông tin về những việc làm vì lợi ích của nhân dân của ông Kim Ngọc.
6-Vụt toả sáng trí tuệ ở cuối đời. Ở tuổi cổ lai hy, trí tuệ ông bừng sáng đến kỳ lạ.Chỉ nêu hai việc. Mùa hè năm 1983, trong lúc TBT Lê Duẩn đi chữa bệnh nước ngoài, Bí thư Thành uỷ tp HCM Nguyễn Văn Linh tổ chức cho ông nghe báo cáo về mọi mặt ở Tp HCM và tổ chức cho ông đi thực tế. Ông bừng tỉnh là đường lối kinh tế rất xa rời thực tiễn và duy y chí đi ngược quy luật.Ông thổ lộ với ông Mai Chí Thọ, Chủ tịch Tp HCM là ở Hà Nội họ báo cáo sai nhiều quá. Sau đó ông viết một bài phát biểu dài đọc trong hội nghị Trung ương về phát triển kinh tế có ba điểm ngược hẳn đường lối chung nên bị cho là tài liệu nguy haị cấm lưu hành công khai( ủng hộ kinh tế tư nhân, nhiều thành phần, bỏ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, thay đổi cơ cấu và quản lý... ).Chính ông là linh hồn đổi mới và phát hiện Nguyễn Văn Linh là TBT, tiếp tục giương cao ngọn cờ đổi mới.
Tiếc là do sơ xuất của bảo vệ, ông bị ngã
cầu thang và từ trần khi đang ở đỉnh cao trí tuệ đổi mới.
Ảnh các nhà báo chụp ảnh lưu niệm tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội VN thống nhất (tôi mặc quân phục đứng giữa TBT Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng ).

Ông Bùi Tín (1927-2018) -nhà bất đồng chính kiến

 Ông Bùi Tín (1927-2018) -nhà bất đồng chính kiến

Trần Nhung
Tôi có gần 10 năm làm việc gần ông Bùi Tín nên biết đôi điều về ông. Năm 1973,tôi về báo QĐND thì ông vừa thôi Trưởng phòng Thời sự để làm Phó TBT báo, nhận quân hàm Thượng tá sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên thi hành Hiệp định Paris về VN. Tuy nhiên phòng làm việc của ông cạnh phòng làm việc của chúng tôi nên ngày nào ông cũng ghé qua một vài lần chuyện trò vui vẻ.
- Một người lịch lãm, hấp dẫn. Ông nói nhẹ nhàng, lúc nào cũng có nụ cười hé mở tươi tắn. Chuyện của ông chỉ xoay quanh báo chí và các cuộc ông gặp cấp trên nên hấp dẫn lớp trẻ mới vào nghề báo.Ông lại hay gợi mở về kinh nghiệm về đề tài, cách thức viết báo rất chân tình, nên ngay lần gặp đầu tiên tôi đã quí mến và ngưỡng mộ ông.
-Ông được ưu ái và may mắn.Xuất thân danh gia vọng tộc, bố ông là cụ Bùi Bằng Đoàn, Thượng thư triều đình Huế, sau năm 1946 là Chủ tịch Quốc hội, từng họa thơ Đường với Cụ Hồ.Có người bố như thế, lại có tài nên ông rất được quân đội ưu ái. Tham gia quân đội nhưng ông không phải ra trận hay giao công việc khó khăn vất vả mà ở tuyến sau nên lành lặn qua các cuộc chiến tranh.Ông may mắn nên thăng tiến đều đặn nên mới hơn 40 tuổi đã là Thượng tá thời những năm 1970 là rất hiếm chứ không như sau này thăng cấp hàm rất nhanh như quí tử một vị Bộ trưởng Quốc phòng thích chơi xe sang
chưa thành thạo đội ngũ đã là đại tá.
-Hào hoa,thành thực. Ông đẹp trai, có tài, khéo nói nên được nhiều người đẹp yêu.Mặc dù ông có gia đình mơ ước với người vợ đoan trang ,dịu dàng, hai con một trai một gái nhưng gia đình nhiều khi không yên ấm.Khi ông chuyển sang báo Nhân Dân, ông để quên hòm sách và sổ tay ghi chép ở phòng tôi.Một lần dọn kho bán giấy báo cũ, mới phát hiện ra. Tôi thấy mấy cuốn sổ ghi chép và một bản tự kiểm điểm ở chi bộ.Ông tự nhận quan hệ nam nữ sai trái dù không ai biết. Ấy là một lần hành quân qua một bản ở chân Đèo Khế Tuyên Quang vào chiều tối, trong lúc dừng nghỉ vài giờ mà ông kịp cưa đổ một cô người Tày chồng đi vắng và xin nhận kỷ luật. Bí thư chi bộ là ông Hoàng Thế Dũng,một trong 4 trung đoàn trưởng đầu tiên của quân đội ta, một trí thức uyên bác, nên thông cảm cho qua .(Sau này ông Dũng dính án vụ án xét lại chống Đảng, bị tù hơn 10 năm, năm 2000,đến họp mặt, bị đột quỵ chết ngay trên bàn làm việc của tôi.Chuyện này cũng hay).Nhiều chuyện khó kể hết. Năm 1986,với tư cách Phó TB báo Nhân Dân, ông lên dự 10 năm thành lập Quân Đoàn 26 ở Cao Bằng.Đến giờ liên hoan, không thấy ông đâu vì ông và một nữ thanh tú đang say xưa giao lưu giữa ngàn xanh và chim muông ca hát.Tôi theo TBT báo QĐ(cùng đi còn có nhà báo Trần Hữu Tòng) lên dự nên được nhờ dẫn vài cảnh vệ vào rừng cạnh đó tìm ông nên thấy cảnh này. Ở báo Nhân Dân cũng lắm chuyện hay nhưng sếp Nhân Dân cũng hào hoa nên ông vô tư bình an.
- Nhà báo VIB.Ông quen biết rất nhiều lãnh đạo nên dễ dàng tiếp cận nhiều chuyện thâm cung và thuận lợi cho công việc làm báo. Cứ lãnh đạo là ông gọi cụ dù có ông bằng tuổi hay hơn ông vài tuổi.Ông Trần Đĩnh viết Đèn cù rất gai góc phải đưa sang Mỹ để in phác họa rõ nét tính cách ông Bùi Tín chỉ bằng một chi tiết.Khi TBT Lê Duẩn đến thăm báo Nhân Dân, có anh nhà báo tay ôm cuốn Lê nin dày cộp và cuốn Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng của TBT Lê Duẩn cứ lăng xăng đi cạnh TBT. Khi chụp ảnh dưới gốc cây đa, anh ta cố len lên đứng cạnh TBT Lê Duẩn .Trần Đĩnh không nêu tên nhưng ai cũng biết là Bùi Tín.
-Vì sao Bùi Tín bỏ chạy sang Pháp.Tiếp xúc nhiều với phương Tây, Bùi Tín sớm bất đồng chính kiến về nhiều vấn đề của Đảng và Nhà nước VN. Những năm 1990, Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Bùi Tín cảm nhận VN cũng sẽ sụp đổ nhưng chưa thể nhanh. Vì thế ông bí mật liên hệ với một nhà báo Pháp tìm cách bỏ nước ra đi. Nhân
hội báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp ông xin đi. Cùng đi có nhà văn Nguyễn Đình Thi.Để tiết kiệm, hai ông xin ở nhờ ĐSQ ta ở Paris .Xong hội báo, ông Thi về còn Bùi Tín ở lại xin cư trú chính trị. Vì sao ông ra đi. Theo tôi có ba lý do. Cái chính là bất đồng chính kiến. Hai là ông bất mãn do bị bị nhắc nhở sau vụ ông, ông Vũ Kỳ ,Thư ký của Bác Hồ và ông Bùi Đình Kế, Viện Lich sử Đảng tự ý công bố toàn văn Di chúc Bác Hồ đặt Bộ Chính trị vào việc đã rồi rất mất uy tín ( có hai điểm về Bác đề nghị miễn thuế nông nghiệp và hỏa táng trong Di chúc đã công bố năm 1969 bị cắt đi ).Ba là chuyện buồn gia đình.
-Có ý kiến cho ông thân ,thuộc phe Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Ông chẳng thân ai và theo phe nào mà làm quen ai là lãnh đạo là vì ông .Sau khi ông bị điều vào làm Cục phó Cục Tuyên huấn TCCT,ông không thích vì tính ông tự do. Ngày đầu vào nhận chức, cảnh vệ không cho ông vào cơ quan vì đầu tóc bù xù, yêu cầu ông phải cắt tóc ngắn .Thế nên ở được vài tuần ông tìm cách xin chuyển công tác . Ông đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp được khuyên chấp hành sự phân công của tổ chức. Ông sang gặp ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ông Thọ gọi điện cho ông Hoàng Tùng, TBT báo Nhân Dân ,xếp ông chức Phó TBT, phu trách tờ Nhân Dân chủ nhật.
-Tác phẩm chính diện, phản diện đều hay.
Bùi Tín có tài, kiến thức sâu rộng, giỏi ngoại ngữ, thành thạo viết được sách bằng tiếng Anh và Pháp. Thời trong nước ông có nhiều tác phẩm báo chí nổi tiếng,như các sách Dưới bóng tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, Hỏi chuyện giặc lái Mỹ, Chuyện ở Đoàn quân sự hỗn hợp... Thời lưu vong gần 30 năm ở Pháp, ông viết Mặt thật, Hoa xuyên tuyết cùng nhiều tác phẩm khác. Gác sang bên chuyện chính trị, các sách này đọc rất hấp dẫn.
-Sống lưu vong vong giữa hai làn đạn .Ỏ Pháp ông sống trong nơm nớp lo sợ. Vì phe ta cho ông là kẻ thù, phản bộ.Phe Việt kiều chống cộng nghi ông là Việt cộng trá hàng để dò la họ. Việt kiều chân chính thì khinh miệt ông vì cho ông hèn nhát không dám ở lại trong nước đấu tranh.
-Chết trong cô đơn.Lúc lâm trọng bệnh một góa phụ Pháp chăm lo và được ông ủy thác lo mai táng. Tro cốt ông được lưu giữ ở một ngôi chùa của người Việt.. Con gái ông là Bùi Bạch Liên xin mang về VN mà chưa được..
Tôi có gặp ông ở Paris ngày 8-5-1995 khi ông đang ở bờ sông Sen gần tháp Ép phen
Hai anh em ngồi trong quán cà phê nói chuyện khá lâu.Khi chia tay,tôi bảo:-Thời ở báo QĐND ,bọn em mơ được như bác. Giá bác cứ ở lại mà thẳng thắn góp ý như TS Phan Đình Diệu thì có sao đâu. Ông cừơi rồi bắt tay chia tay, vẻ đượm buồn.
-

Tư liệu của nhà văn Sơn Tùng về mối thân tình giữa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Thượng Chi Phạm Quỳnh

 Tư liệu của nhà văn Sơn Tùng về mối thân tình giữa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Thượng Chi Phạm Quỳnh

-------
Lời dẫn của Phạm Tôn: Nhà văn Sơn Tùng có nhã ý “ký thác” toàn bộ những sưu tầm của ông trong nhiều năm “Về mối thân tình giữa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Thượng Chi – Phạm Quỳnh” mà ông trân trọng gọi là “bậc danh nhân văn hóa” cho “nhạc sĩ Phạm Tuyên và gia đình kính quí”. Tập tư liệu chép tay quý giá này tròn 20 trang, viết xong ngày 8/12/2008, tức 12/11 Mậu Tý, tại Hà Nội – Chiếu Văn.
Nay, nhà văn đã đồng ý với đề nghị của nhạc sĩ Phạm Tuyên, cho công bố những trang viết của ông trên blog của chúng tôi.
Năm nay, chúng tôi xin trích đăng tập tư liệu với tiêu đề từng phần và lời dẫn, lời bình của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn thâm tình của nhà văn và xin mời bạn đọc theo dõi phần 4 trong tập tư liệu có một không hai này.
—o0o—
Ghi theo lời cụ Đào Nhật Vinh
CỤ ĐÀO NHẬT VINH – 13 phố Nguyễn An Ninh, quận 1 Sài Gòn – nay là quận 1 Tp. Hồ Chí Minh.
Cụ Đào Nhật Vinh quê Trực Ninh, Nam Định. Năm 1913, Đào Nhật Vinh cùng làm việc trên tàu Viễn Dương với Văn Ba – Nguyễn Tất Thành từ Le Havre, hải cảng ở Bắc Pháp quốc. Hành trình từ Tây qua Âu-Á-Phi-Mỹ, tận Argentine tới Terre de Feu. Đào Nhật Vinh có vốn chữ nho, chưa biết chữ quốc ngữ; “Anh Văn Ba dạy chữ quốc ngữ cho Đào Nhật Vinh và mấy anh em thủy thủ…"
Năm 1919, ông Đào Nhật Vinh không làm việc trên tàu viễn dương nữa, đến thành phố Bordeaux lập gia đình, mở hàng ăn và vẫn thân giao với Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Paris cho đến năm 1923 khi Nguyễn Ái Quốc bí mật qua nước Nga – Xô Viết.
Mùa hè 1946, Hồ Chủ tịch Thượng khách thăm nước Pháp, ở lại Paris gần 4 tháng để “cứu vãn hòa bình”
– Cụ Đào Nhật Vinh ngày ấy là “Việt kiều yêu nước” với tình cố cựu cụ được gần gũi Bác trong thời gian này. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, cụ bị trục xuất về Sài Gòn.
Năm 1975, 30 tháng tư Sài Gòn và miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tôi vào Cố đô Huế, Phan Thiết, Sài Gòn, Sa Đéc, Cao Lãnh…để sưu tầm tư liệu Bác Hồ ngay từ tháng 5-1975. Nhờ nhà văn Lê Hương (một cơ sở Cách mạng ở Sài Gòn) đưa tôi tới 53C Cao Thắng, quận 3 gặp giáo sư Hồ Tường Vân, con gái nhà chí sĩ Hồ Tá Bang sáng lập viên Công ty Liên Thành và trường Dục Thanh, Phan Thiết do Duy Tân hội chủ xướng. Nhờ đây, tôi gặp được cụ Đào Nhật Vinh ở 13 phố Nguyễn An Ninh, gần chợ Bến Thành. Cụ đang ở tuổi 80 mà rất minh mẫn, có bộ nhớ nhiều tầng, có hệ thống và mạch lạc… sau những ngày làm việc với cụ, cụ tặng lại tôi những kỷ vật về Bác Hồ với cụ ngày còn làm việc ở nước ngoài. Đầu năm 1976 cụ về Hà Nội thăm cố hương, vào lăng viếng Bác Hồ
PHẦN 4: NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÍCH THÂN TỔ CHỨC “BỮA CƠM BẮC, THẾT KHÁCH BẮC”
Lời dẫn của Phạm Tôn: Năm 1922, Phạm Quỳnh đi Pháp dự hội Đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Marseille, có mang theo một cuốn nhật ký tùy thân nhỏ bằng bốn ngón tay. Trong đó có ghi: “Juillet, 13, Jeudi: ăn cơm An Nam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường (6 Rue des Gobelins).” Còn trên tạp chí Nam Phong, khi đăng Pháp Du Hành Trình Nhật Ký, ông viết công khai: “Thứ năm 13 tháng 7 năm 1922: (…) Chiều hôm nay, ăn cơm với mấy ông đồng bang ở bên này. Mấy ông này là tay chí sĩ vào hạng bị hiềm nghi nên bọn mình đến chơi không khỏi có trinh tử dò thám. Lúc ăn cơm trong nhà, chắc lũ đó đứng ngoài như rươi! Nhưng, họ cứ việc họ, mình cứ việc mình, có hề chi! Đã lâu không được ăn cơm ta, ăn ngon quá. Ăn cơm ta, nói tiếng ta, bàn chuyện ta thật là vui vẻ thỏa thích. Ăn no, uống say, cười cười nói nói…Mai là ngày hội kỷ niệm dân quốc (tức ngày quốc khánh Pháp 14/7-PT chú)…Anh em đi dạo chơi một lượt các phố đông cho biết cái cảnh ngày hội của Paris thế nào”
—o0o—
Cụ Đào Nhật Vinh bồi hồi kể: – Năm 1919 tôi rời đại dương, lên cạn sinh sống ở Bordeaux, nhưng tháng nào tôi cũng về Paris gặp anh Nguyễn Ái Quốc và thăm hai cụ “nghè ta” (Phan Châu Trinh) cụ “nghè Tây” (Phan Văn Trường) và anh em thủy thủ đã lên cạn làm ăn. Từ sau ngày Nguyễn Ái Quốc đưa ra “Tám yêu sách của người An Nam” đến Hội nghị Hòa Bình Versailles, anh em thợ thuyền, lính thợ và các giới khác đến 6 Villa des Gobelins với niềm ngưỡng vọng “Ngũ Hổ” – Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền.
Giữa năm 1921 đến giữa năm 1923 “điểm hẹn” Nguyễn Ái Quốc ở số 3 Marché des Patriaches. Mỗi kỳ báo Le Paria in ra, tôi đến gặp anh Nguyễn nhận báo, đưa về Bordeaux phát hành. Bà con người Việt mình nhận Le Paria đưa tiền rất hời để ủng hộ báo. Sôi động nhất, tháng 3/1922 vua Khải Định đến Paris và phái bộ dự “Hội Chợ Thuộc Địa” ở Marseille. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài chế giễu vua Khải Định đăng trên các báo Le Paria, Le Journal du Peuple, L’Humanité (Báo Nhân Đạo của Đảng Cộng Sản Pháp – PT chú) ,…Những bài gây xôn xao nhất: Les lamentations de Trưng Trắc (Lời than vãn của bà Trưng Trắc – PT chú), đăng trên tờ báo L’Humanité số 24/6/1922; Les civilisateurs (Những nhà khai hóa-PT chú)số 22/6/1922 và bài Hygiène mental (Vệ sinh tinh thần-PT chú); La haine des races (Hận thù chủng tộc – PT chú)…Nguyễn Ái Quốc còn sáng tác vở Con Rông Tre, chưa in trên báo, mới công diễn một lần ở Club du Faubourg (Câu lạc bộ ngoại ô-PT chú) mà tiếng vang rộng lớn trong Việt kiều. Đặc biệt, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh nhục mạ vua Khải định bằng “Thư Thất Điều” chữ nho. Cụ Phan Văn Trường chuyển sang chữ Pháp, ông Nguyễn chuyển sang quốc ngữ.
Thời gian này, nhà đương cục Pháp theo dõi, kiểm soát gắt gao người Việt và bắt làm “thẻ cá nhân”. Cụ Phan Châu Trinh ông Nguyễn Ái Quốc “được”A. Sarraut mời đến Bộ Thuộc địa “nhắc nhở”…Họ theo dõi chặt chẽ cụ Phan Châu Trinh, ông Nguyễn Ái Quốc không chỉ ở Paris mà cả ở hải cảng Marseille. “Hội Chợ Thuộc Địa” mở cửa từ đầu tháng 4/1922. Công việc chuẩn bị cho hội chợ từ tháng giêng. Cụ Phan Châu Trinh đến Marseille, ở tại nhà ông thợ ảnh Tạ Văn Cần, vợ đầm. Ông Nguyễn Ái Quốc có hôm cùng ở với cụ Phan tại nhà ông Cần, có hôm ở nơi khác và về Paris lo liệu công việc báo Le Paria.
Một nhóm anh em thợ thuyền, thủy thủ chúng tôi được nhận vào phục dịch Hội Chợ như anh Phan Hiếu Kính, anh Nguyễn Minh Quang, anh Vũ Văn Long…cho nên chúng tôi được đến gần các vị trong phái bộ tháp tùng nhà vua như: quan tuần phủ Cao Bằng Vi Văn Định, ông Phạm Quỳnh – Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức, ông Nguyễn Văn Vĩnh, một bỉnh bút lừng danh Đồng Văn Nhật Báo, Đông Dương Tạp Chí, Notre Journal, Notre Revue…Ông đã từng dự cuộc Đấu xảo Marseille 1906, ông Quỳnh quen biết cụ Phan Châu Trinh từ trường Đông Kinh Nghĩa Thục 1907, cụ cử Can là hiệu trưởng. Cho nên ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh mấy lần đến nhà ông Tạ Văn Cần đàm đạo với cụ Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc. Tôi được làm chân điếu đóm của các cụ. Có một cuộc đàm đạo, ông Bạch Thái Toàn cùng dự với bốn cụ. Bạch Thái Toàn là con trai cụ Bạch Thái Bưởi. Lúc khởi đầu trên sông nước của tôi là “bồi tàu” Trưng Trắc của Công ty Bạch Thái Bưởi. Chính vì vậy mà tôi được thân quen với ông Bạch Thái Toàn. Ông Toàn là thư ký “Hội Thân Ái” mà Nguyễn Ái Quốc là một trong những người lập hội. Nhờ ông Bạch Thái Toàn mà tôi biết được chút ít lai lịch của các cụ.
Đầu tháng 7/1922, tôi không còn nhớ chính xác là ngày nào, tôi trong hội chợ cùng với anh bạn đi ra phố thấy đằng phía trước ông Nguyễn Ái Quốc cùng ông Phạm Quỳnh đang sóng bước chốc chốc ghé đầu vào nhau có lẽ đang nói thầm…(Chúng tôi nhấn mạnh – PT) Tôi và anh bạn quay trở lại…chiều hôm ấy tôi về nhà ông Tạ Văn Cần, gặp cụ Phan và ông Nguyễn đang ở đây. Ông Nguyễn dặn nhỏ với tôi: thứ năm tuần tới, ngày 13/7, Vinh đến “cụ nghè Đông Ngạc” nhé. Đến sơm sớm, đó…Tức là tôi đến số 6 Villa des Gobelins, cụ nghè Đông Ngạc là tiến sĩ luật khoa Phan Văn Trường. Cách nói lóng này chỉ một số trong nhóm chúng tôi biết. Tôi đến sớm để làm “bữa cơm Bắc, thết khách Bắc”. Tôi vừa làm bếp vừa tự hỏi – Không biết vị khách quý nào đến mà cụ nghè Tây (Phan Văn Trường) và Nguyễn Ái Quốc thết đãi, cụ Phan Châu Trinh bị cảm mạo nên không về Paris được. Hơn 8 giờ thấy ông Phạm Quỳnh tới. Ông Nguyễn Ái Quốc đợi ở cửa (Chúng tôi nhấn mạnh –PT) và đưa dẫn ông Phạm Quỳnh vào phòng. Tôi đem khay trà lên phòng mời khách. Chỉ có ba vị trong phòng thôi. Và ba vị đàm đạo tới 11 giờ, tôi cũng vừa sửa soạn xong bữa, mất công nhiều là món lòng lợn, rau thơm gia vị tầm cho ra được các thứ ấy không dễ. Có thịt gà luộc, canh chua, cá rán, thiếu rau muống luộc, cà pháo, tương Bần. Tôi được dự đồng bàn, đồng bữa với ba vị và hầu chuyện. Trong bữa ăn các vị không nói chuyện thời cuộc mà nói nhiều về phong hóa của nước nhà, tục lệ từng miền – và giữa bữa ăn tôi được ông Phạm Quỳnh khen: bữa cơm Việt món nào cũng ngon, đượm vị hương quan. Nhất là món lòng lợn, đặc biệt là món dồi.
Cụ Phan Văn Trường, ông Nguyễn Ái Quốc gật gù tương đắc. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao nói về món lòng lợn, buột miệng luôn:
Nhìn mặt mà đặt hình dong
Con lợn có béo, miếng lòng mới ngon
Đủ tim, gan, cổ hũ, ruột non…
Mà dồi lại dở chẳng ngon cỗ lòng
Cụ Phan vốn ít cười, đã phì cười. Ông Phạm nâng ly rượu lên nhìn tôi tươi cười và ông Nguyễn cùng nâng ly rượu, rồi cụ Phan cũng nâng ly chúc mừng. Ông Phạm Quỳnh nghiêm trang nói:
– Anh Đào Nhật Vinh đã hàng chục năm xông pha khắp chân trời, đáy biển nào Á, Âu, Phi, Mỹ mà hồn quê, quốc túy không phai mờ! Chúc mừng anh.
Ông Nguyễn Ái Quốc tập Kiều:
Đồng bàn, đồng bát, đồng bang
Hồn quê theo áng mây ngàn cố hương.
Anh Đào Nhật Vinh một đầu bếp ngoại hạng mà lại mở quán ăn bình dân!…”
Sau bữa cơm đầm ấm, tôi bái biệt cụ Phan Văn Trường, ông Nguyễn Ái Quốc, ông Phạm Quỳnh rồi trở lại hải cảng Marseille.
Hà Nội – Chiếu Văn
8-12-2008
12/11 Mậu Tý
(Chữ ký và con dấu của nhà văn Sơn Tùng)
Lời bình của Phạm Tôn: Sáng 20/3/2009, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Nghiên cứu, xác minh tư liệu và địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động ở nước ngoài từ năm 1911-1941. Trong 43 tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ bảo tàng gửi đến, có tham luận của Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nhan đề Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và hoạt động trên đất Pháp 1917-1923. Chúng tôi thiết nghĩ, những tư liệu của nhà văn Sơn Tùng như Nguyễn Ái Quốc đích thân tổ chức “bữa cơm Bắc, thết khách Bắc” (thuật chuyện năm 1922 tại Marseille và Paris) và Lúc này còn cụ Phạm Quỳnh thì… (thuật chuyện năm 1946 tại Fontainebleau), cả hai đều diễn ra trên đất Pháp, sẽ là những tư liệu bổ sung quý giá và hiếm có.
Cụ Đào Nhật Vinh vốn có giao tình lâu năm với cụ Lê Văn Nghiêm là nhạc phụ chúng tôi, nên ngày 2.9.1978 cụ đã dự lễ cưới chúng tôi và còn nói chuyên thân mật với mọi người có mặt hôm đó.


Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

CỤ HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

 CỤ HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Từ trước đến nay một số chi tiết trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945 được viết chưa đúng, nên dẫn đến hiểu sai. Đáng chú ý là:
- Buổi lễ diễn ra vào buổi chiều, không phải buổi sáng, như thơ Tố Hữu viết:
“Hôm nay sáng mùng hai tháng Chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình”.
(Theo Chân Bác)
Chỉ có thơ Vũ Hoàng Chương viết đúng: “Chiều nay về lòng ta vẫn nhớ/ Tiếng Cha già xen lẫn tiếng hoan hô”.
- Bức ảnh chụp cận cảnh, chính diện Cụ Hồ mặc áo đại cán, đứng trước micro hình tròn, được chú thích Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thực chất là bức ảnh của một sự kiện khác. Thực tế hôm đó Cụ Hồ mặc áo vét màu vàng, áo sơ mi trắng bên trong, không thắt cravat và có đội mũ. Bức ảnh chụp từ xa, Cụ đội mũ, có che ô, đứng đọc mới chính xác là ảnh Cụ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- Trong buổi lễ, ngoài Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, còn có các vị Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng trình bày các nội dung khác. Cuối buổi Cụ Hồ còn nói thêm để nhắn nhủ quốc dân.
Báo Trung Bắc tân văn, số ra ngày 9/9/1945 đã tường thuật khá chi tiết và sinh động diễn biến buổi lễ. Chúng tôi xin trích đăng sau đây:
“…mãi đến 2g25 phút giữa tiếng hoan hô dậy trời dậy đất, đoàn ô tô mới tiến đến gần khán đài. Đột nhiên yên lặng, một triệu người nín thở nhìn một người. Người ấy điềm tĩnh bước lên khán đài. Bận một cái áo vàng cũ kĩ và đội một cái mũ lại càng ọp ẹp và cũ kĩ hơn nữa, người ấy nhìn thẳng vào một triệu người đang nhìn mình. Mắt thì sáng ngời, chòm râu đã hoa râm trên một khuôn mặt xương xẩu nhưng cương quyết lạ thường, một sức mạnh hiên ngang đã hiện ra trên bộ quần áo cũ kĩ có lẽ đã nhuốm bao nhiêu sương gió khi người ấy bôn tẩu ở hải ngoại để xây đắp nền độc lập Việt Nam. Người ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài Tiến quân ca vang dậy và cờ đỏ sao vàng được kéo lên cột cờ. Tiếp đó Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của đất nước Việt Nam cho 25 triệu đồng bào và với tất cả thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập!”.
Lời tuyên bố vừa dứt một triệu người hoan hô Chủ tịch.
Đúng 2 giờ 40 phút Chính phủ tuyên thệ sẽ dìu dắt 25 triệu dân của nước Cộng hòa Dân chủ đến một cuộc đời sống hoàn mỹ.
Tiếp đó đến ông Võ Nguyên Giáp lên diễn đàn nói về sự đoàn kết của dân ta nhất định chống lại một cuộc xâm lăng nào! Bài diễn văn của ông luôn luôn bị công chúng ngắt đứt để vỗ tay hoan hô.
Hồi 3 giờ 30 phút ông Trần Huy Liệu nói về công việc của ông vào Thuận Hóa nhận việc thoái vị của vua Bảo Đại, ông thuật qua lại những đoàn biểu tình nhiệt liệt hoan hô Chính phủ suốt từ Thanh Hóa vào đến Thuận Hóa và những chi tiết trong việc vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao ấn kiếm cho ông, tức là ủy viên của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Đúng 3 giờ 20 phút ông Trần Huy Liệu trao ấn kiếm bằng vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, để Chủ tịch giơ lên cho quốc dân xem. Khi chiếc ấn và chiếc kiếm vàng giơ lên lấp lánh dưới ánh mặt trời gay gắt thì quốc dân reo hò ầm ĩ. Nền quân chủ 400 năm nay đè nén dân chúng Việt Nam bây giờ mới bị sụp đổ.
Sau khi ông Nguyễn Lương Bằng nói qua về sự quả quyết của Mặt trận Việt Minh, tiến lên đi để tận tụy làm việc cho quốc dân, thì hồi 3 giờ 35 phút quốc dân Việt Nam hồi hộp thề trước Chính phủ rằng sẽ trung thành với Chính phủ và không bao giờ giúp gặc Pháp để chân lên trên đất này và sẵn sàng diệt hết các cuộc xâm lăng.
Chương trình chấm hết. Trước khi giải tán cuộc biểu tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn quốc dân mấy lời chót:
“Của quý nhất của quốc dân của thế giới là sự độc lập. Giờ đây chúng ta đã được độc lập rồi, chúng ta phải cố giữ gìn lấy. Tất cả quốc dân phải đoàn kết lại, xin đồng bào chớ vội tin rằng đã thái bình hẳn. Chúng ta sẽ còn phải vượt qua nhiều sự gian lao, đau khổ hơn nữa, đồng bào hãy ủng hộ Chính phủ, sau này sẽ còn nhiều cuộc khánh chúc thắng lợi nữa”.
Và cuộc biểu tình chấm rứt hồ 3 giờ 45 phút”.
Theo Phạm Xuân Cần
Đăng trên trang Vinh Xưa.





Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Một bức thư của Võ Đại tướng gửi ông Lê Đức Thọ

 

Một bức thư của Võ Đại tướng gửi ông Lê Đức Thọ




Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng mùa Xuân 1975 và thống nhất đất nước, Thiên Lý xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một tư liệu quý: bức thư của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi ông Lê Đức Thọ, đề ngày 20-2-1988.
Bức thư gồm hơn bốn trang đánh máy, nội dung trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử quân sự, (lúc bấy giờ có tổ chức hội thảo tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) thư này cũng được gửi cho ông Viện trưởng Viện lịch sử quân sự, để lưu.
Hy vọng qua bức thư này, bạn đọc có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nhân cách, về  trí tuệ và tầm nhìn chiến lược của cố Đại tướng, đồng thời cũng có thể hiểu thêm về vài sự kiện lịch sử thú vị khác như Nghị quyết 15 được phôi thai ra sao, nguồn gốc chiến dịch Quảng Trị mùa Hè 1972 hoặc vấn đề lựa chọn điểm mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (Buôn Ma Thuột) đã được đặt ra từ năm nào? Qua mục đầu của bức thư này, ta cũng có thể biết thái độ của nước bạn (Trung Quốc) về vấn đề Hiệp định Giơ-ne-vơ (hoàn toàn không phải là “chủ chiến” như Trần Đĩnh nêu trong Đèn cù).
Tài liệu này nằm trong bộ sưu tầm các bài nói, bài viết của Đại tướng, do cụ Đại tá, tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan tập hợp, với mục đích là “lưu giữ trong tủ sách gia đình” để “tự nghiên cứu, học tập” (năm nay cụ Khoan cũng đã 86 tuổi hạc). Tuy vậy cụ cũng có hảo ý “không dám từ chối bạn đọc nào muốn tham khảo” và nhờ vậy, tôi may mắn được tặng một bản coppy. Nhân đây, xin cảm tạ sự ưu ái của cụ.
Do cái ipad của tôi không sạc được điện nên tạm thời chưa cung cấp được ảnh của tài liệu này, tôi sẽ chụp đưa lên bài viết sau(*).
Dưới đây gõ lại nguyên văn, kể cả những chỗ gạch dưới, từ bản chụp (coppy) của bản đánh máy. Tuy nhiên những đoạn tô màu đậm hơn là tôi cố ý nhấn mạnh.

"Ngày 20 tháng 2 năm 1988

Anh Sáu Thọ,
Tôi đã xem bài nói của anh về “Một số vấn đề tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử quân sự”. Anh đã nói rõ, đây là quan điểm cá nhân, không thể nói là của Bộ Chính trị mà cũng chưa phải là được tập thể tổng kết.
Cậu Nhân nói anh muốn tôi phát biểu ý kiến. Từ lâu, tôi đã suy nghĩ nhiều về vấn đề được nêu ra, nhưng nay muốn phát biểu thì phải bàn bạc và trao đổi thêm với một số đồng chí lãnh đạo và chỉ huy lúc bấy giờ. Mà hiện nay, thì công tác trước mắt quá bận, chưa có thì giờ làm được.
Vì vậy, tôi chỉ nêu một số ý kiến để anh tham khảo.
1)- Về vấn đề đánh giá tình hình và chủ trương của ta sau hội nghị Giơ - ne - vơ
Phải nói rằng tình hình bấy giờ khá phức tạp, tư tưởng hòa bình chủ nghĩa của bạn cũng khá mạnh.
Nhưng, Bác luôn nhắc nhở anh Trường Chinh và các đồng chí trong Bộ Chính trị phải theo dõi âm mưu thâm độc của kẻ thù, không được chủ quan. Tôi thấy sự sáng suốt của Bác và Bộ Chính trị biểu hiện rõ nhất là ở chỗ ngay lúc bấy giờ đã xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân là đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất.
Tôi nhớ lại trước khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đã có cuộc hội đàm giữa Bác và đồng chí Chu Ân Lai ở Liễu Châu. Trong cuộc hội đàm ấy, đồng chí Chu đã có bài phát biểu rất dài, dùng nhiều lý lẽ để thuyết phục ta cần dành cho được hòa bình, nói rất nhiều về những điều kiện thuận lợi đưa đến tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Sau cuộc hội đàm ấy, trên đường đi tàu hỏa về nước, Bác và chúng tôi đã trao đổi ý kiến về cục diện sắp tới. Tôi đã nói với anh Trần Văn Quang: ta có trên 30 vạn quân, còn địch thì có những 45 vạn (anh Quang tính là 47 vạn), thì làm thế nào có thể tổng tuyển cử, có hòa bình thống nhất đất nước được. Chúng tôi đã trình bày ý kiến ấy với Bác. Và khi về nhà, nghe báo cáo lại nội dung cuộc hội đàm thì Bác và các anh đều cho rằng lời phát biểu và cách phân tách và dự đoán tình hình của đồng chí Chu là một chiều.
Do vậy, sau khi Hiệp định được ký kết, ta đã nêu ra nhiệm vụ phải đấu tranh để củng cố hòa bình, đòi thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhưng đề ra 2 khả năng, có khi nói 3 khả năng, nhất là sau khi Mỹ lập ra khối SEATO, công nhiên phá hoại hiệp định.
Và rất sớm, Bác và Bộ Chính trị đã nhận định cuộc đấu tranh để thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ là một cuộc đấu tranh cách mạng, sự nghiệp đấu tranh thống nhất là một nhiệm vụ cách mạng: đó là sự nghiệp tiếp tục và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Lúc anh Ba ra, anh Ba tỏ ra rất đồng tình về điểm này và nói rất mừng về vấn đề xác định Mỹ là kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam.
Bây giờ nhớ lại, tôi nghĩ rằng do có nhất trí ấy, cho nên vào cuối năm 1958, Bộ Chính trị đã giao cho tôi nhiệm vụ khởi thảo Nghị quyết 15 về cách mạng miền Nam. Tôi đã làm việc ấy với anh Hoàng Tùng và anh Trần Quang Huy trong khoảng 2 tuần lễ ở Đồ Sơn. Bản dự thảo đã được chuyển cho anh Ba xem lại, tôi nhớ về cơ bản không có thay đổi gì (nhất là về vấn đề bạo lực cách mạng, vấn đề về quan hệ giữa đấu tranh chính trị với khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang trường kỳ) để trình ra Hội nghị Trung ương.
Trong cuộc thảo luận ở Hội nghị Trung ương, ý kiến của các anh trong Bộ Chính trị và phần lớn các đồng chí Trung ương đều nhất trí trên tất cả các vấn đề cơ bản, và Nghị quyết đã được thông qua với sự nhất trí cao.
Anh cũng nhớ rằng chính theo tinh thần đấu tranh cách mạng phải dùng bạo lực ấy, mà sau khi trao đổi ý kiến với đồng chi Kayson, Trung ương Đảng ta đã có Nghị quyết giúp cách mạng Lào chuyển từ đầu tranh chính trị lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, về sau từng bước đưa đấu tranh vũ trang lên vị trí chủ yếu.
2)- Về chiến dịch Trị Thiên. Vấn đề giải phóng được Huế hay không, không phải là suy diễn theo cục diện chiến trường lúc bấy giờ: Ta đánh chính diện, tình hình rất khó khăn, nhất là lúc anh đang ở Paris, mấy lần điện về: (lúc nào có dịp sẽ nói chuyện thêm).
Vấn đề là phải đặt câu hỏi: nếu ta cứ giữ vững quyết tâm lúc đầu, lấy Trị Thiên làm hướng chủ yếu, tấn công vào Quảng Trị kết hợp với đánh vu hồi vào Huế (tập trung trung đoàn công binh anh hùng mở đường phía Tây Huế) thì có thể giải phóng được Huế hay không?
Trên thực tế, ta đã thay đổi quyết tâm đúng đắn ban đầu, đề ra quyết tâm thứ hai lấy Tây Nguyên làm hướng chủ yếu. Tôi và một số đồng chí cho rằng thay đổi quyết tâm như vậy là sai. Do đó, đã phân tán chủ lực và phân tán lực lượng công binh vào hướng Tây Nguyên. Đến khi giải quyết hậu cần không được, điều động lực lượng cũng khó, thì mới bị động chuyển lại lấy Quảng Trị làm hướng chủ yếu, lâm vào thế phải đánh chính diện, còn hướng vu hồi thì không mở ra được vì kế hoạch làm đường ở phía Tây Huế đã bị bỏ dở, do lực lượng công binh một phần lớn đã điều đi Tây Nguyên.
3)- Về vấn đề Buôn Ma Thuột thì trong Quân ủy không hề có cuộc tranh luận nên đánh Đức Lập hay đánh Buôn Ma Thuột. Kế hoạch đánh Đức Lập đã được đề ra từ trước, nhằm mở đường cho bộ đội chủ lực ta tiến vào Miền Đông Nam Bộ khi cần, tránh không phải đi qua lãnh thổ Căm-pu-chia.
Sau khi ta giành thắng lợi ở Phước Long, nhược điểm của địch bộc lộ rõ, thì toàn thể Quân ủy đều hạ quyết tâm đánh Buôn Ma Thuột. Hôm anh đến, Quân ủy đang bàn là bàn về cách đánh như thế nào để đảm bảo thắng lợi, đề ra hai phương án: trường hợp địch còn sơ hở chưa tăng cường và trường hợp địch đã tăng cường, cả hai phương án đều nhằm mục đích tiêu diệt địch và giải phóng Ban Mê Thuột. Tôi cũng đã đề cập đến khả năng địch rút khỏi Tây Nguyên nếu ta giành được thắng lợi lớn.
Anh Dũng, anh Thái, anh Thảo đều nhất trí với kết luận của tôi.
Nhớ lại, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Nghị quyết 21 của Trung ương nói đến thời cơ lịch sử giải phóng miến Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Tôi đã đề ra với các đồng chí lãnh đạo khu V, khả năng giải phóng Tây Nguyên trước. Tôi cũng đã làm việc với anh Hoàng Minh Thảo về vấn đề này, xác định Buôn Ma Thuột là điểm yếu nhất, lại là địa bàn cơ động nhất ở Tây Nguyên (anh Thảo hiểu Tây Nguyên nên phân tách đúng và sắc) và từ lúc ấy đã có chỉ thị cho anh Thảo chuẩn bị chiến trường. Học viện quân sự cũng bắt đầu nghiên cứu phương án tác chiến.
4)- Một số điểm khác về trận Tổng tấn công mùa Xuân 1975 nếu đưa ra bàn thì cũng còn có ý kiến. Lúc này, nên cố gắng ghi lại sự kiện lịch sử cho chính xác. Nếu muốn bàn thì nên có đủ các đồng chí lãnh đạo và chỉ huy chủ chốt lúc bấy giờ. Rất tiếc là anh Thái và anh Tấn không còn. Nhiều anh khác hiện cũng rất bận. Hay là ai có ý kiến như thế nào thì cứ viết ra cũng được, nói rõ là ý kiến của cá nhân mình.

Thân,


Văn"