Vai
trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ
TS.
Giô-Xơ-Phin Sten-Xơn (Josephine Stenson)
Nhà
Sử học, Trường ĐH Pho-lo-ri-đa At-lăng-tích (Mỹ)
(Bài
tham luận tại Hội thảo khoa học Quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải
phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn”, tại Hà Nội, 1990)
Sự
ngắn gọn của bài viết này phản ánh việc thiếu thời gian chuẩn bị và hoàn toàn
không tương xứng với những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với tiến bộ của phụ nữ
trong lịch sử nhân loại. Mặc dù vậy có một lời phát biểu, dù là ngắn, về khía cạnh
quan trọng đó của Hồ Chí Minh còn hơn là im lặng trong một dịp tốt lành như thế
này.
Năm
nay - năm 1990, chúng ta đang ở vào một thời điểm chưa từng ó của những biến đổi
xã hội. Đó là sản phẩm của 200 năm qua, những năm tháng đã sản sinh ra những
lãnh tụ chính trị nổi tiếng trên thế giới nhiều hơn tất cả những giai đoạn khác
trong lịch sử. Trong số những lãnh tụ là nam giới như: Tô Hat-giec-phec-xơn,
Mat-hat-ma Găng-đi, V.I. Lê-nin, Các-Mác, Mao Trạch Đông, Mác-tin Lu-thơ-kinh,
và Nen-sơn Man Đê la, chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng
của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ
được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới. Chỉ Hồ Chí Minh là thấy được rằng
phụ nữ đã phải chịu đựng những gánh nặng như nam giới và con hơn thế nữa.
Tất
cả những lãnh tụ nói trên đều quan tâm sâu sắc đến công lý xã hội cho toàn thể
xã hội. Vậy thì tại sao chỉ Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nói về chủ đề phụ nữ. Để
trả lời cho câu hỏi đó, tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhìn lại những năm tháng đầu
tiên của cuộc đời Hồ Chí Minh.
Không
giống với các lãnh tụ khác của thế giới, người ta ít được biết về gia đình của
Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy sự chấn thương của xã hội Việt Nam vào lúc đó và
càng trở nên lý thú khi đặt trong bối cảnh của những gia đình truyền thống của
Việt Nam, những gia đình họ không chỉ có ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, cô
chú, bác ruột mà cả những gia đình thông gia. Chúng ta biết rằng trong thời thơ
ấu của Hồ Chí Minh đã có 3 sự kiện nổi bật. Khi người còn nhỏ, cha Người ông
Nguyễn Sinh Sắc đã rời nhà ra đi thuyết giảng về chủ nghĩa dân tộc và chữa bệnh
cho mọi người. Vì vậy, thân mẫu Người đã phải một mình nuôi dạy ba đứa con ở một
nước đang còn bị chiếm đóng. Nói một cách khác, bà đã phải gánh vác toàn bộ
gánh nặng.
Có
hai nét nổi bật trong sự chiếm đóng của Pháp ở Việt Nam; sự đàn áp những người
chống đối và sự bót lột dã man đối với phụ nữ Việt Nam, những người không được
hưởng những quyền cơ bản của con người và bị chiếm đoạt phẩm cách của con người
do những sự cấm đoán thô bạo và những lề thói cổ hủ. Trong số những điều nói
trên, người phụ nữ bị bác bỏ quyền được học chữ, quyền được quyết định số lượng
con cái, quyền được ly dị một người chồng thô bạo, quyền được truy tố, thậm chí
cả quyền chống lại kẻ hãm hiếp mình.
Mặc
dù phải trải qua những vất vả khó khăn, dường như người mẹ của Hồ Chí Minh đã hỗ
trợ cho hoạt động của chồng mình, là người yêu nước nồng nàn. Người con gái duy
nhất của bà đã bị kết án tù chung thân ở tuổi 14 do việc mua bán vũ khí. Như vậy
từ thuở thiếu thời của Hồ Chí Minh hai người phụ nữ trong gia đình của Người đã
là nạn nhân của những tai họa và cả hai tai họa đó đều là hậu quả của sự bất
công xã hội đối với phụ nữ. Chắc chắn là những tai họa này có một ảnh hưởng
quan trọng và lâu dài đối với cuộc đời của Người khi trưởng thành, Hồ Chí Minh
đứng trước sự bất công xã hội không ngừng tăng lên, ý thức dân tộc sâu sắc thêm
trước sự đàn áp tàn bạo đối với những người dám thách thức giới cầm quyền.
Như
tất cả chúng ta ở đây đều rõ. Chính vì biết đến câu châm ngôn của Cách mạng
Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái mà Hồ Chí Minh quyết định rời Việt Nam đi tìm hiểu
những thực tế khác và nguồn gốc triết học của câu châm ngôn đó.
Tháng
6 năm 1911, Hồ Chí Minh xung vào làm thủy thủ trên một con tàu biển “Đô đốc
La-tu-sơ Trê-vin” Người làm nhiệm vụ của một người phục vụ trên tàu. Chính trên
con tàu, Người đã gặp một hình thức nô dịch khác đối với phụ nữ. Người đã gặp
những người tôi tớ là những người vợ, những người con gái và chị em gái, những
người mẹ và các bà. Họ bị giới hạn trong những vai trò nhỏ mọn trong xã hội mà
nội dung chủ yếu của vai trò đó là làm đối tượng cho những ham muốn tình dục. Đối
với những người phụ nữ này, tất cả các hoạt động khác của họ cũng chỉ là thuộc
về một loại là làm các trò tiêu khiển. Sự lười nhác được áp đặt lên họ đã cầm
tù họ trong suốt đời của mình.
Chúng
ta không có bằng chứng nào về quan hệ bạn bè của Người với phụ nữ trong giai đoạn
này, khác với những điều chúng ta biết về quan hệ bạn bè của Ban-gia-môn
Phơ-răng-kơ-lin khi ông ta gặp những người phụ nữ Pháp… Nhưng chúng ta biết rằng
vào thời kỳ này, Hồ Chí Minh là một thanh niên trẻ, đẹp trai, cao và tóc sẫm
màu với vẻ hấp dẫn và uy tín đang tăng lên là những dấu hiệu bên ngoài báo trước
Người sẽ là thiên tài vĩ đại. Về mặt thể chất và tinh thần, Người hoàn toàn đối
lập với các nhà kinh doanh Pháp bụng phệ đầu hói, chơi bời phóng đãng và đám
con gái vênh vang tự cao tự đại, chỉ chạy theo mốt của họ.
Mỗi
khi tàu dừng lại ở các cảng nước ngoài, như Cô-lôm-bô và nhiều cảng khác, Hồ
Chí Minh nhận thấy những kiểu chà đạp nhân cách phụ nữ khác nhau, thông qua
trao đổi buôn bán gái điếm rất thịnh hành. Ở mỗi cảng, việc trao đổi buôn bán
này diễn ra ở mức độ khác nhau. Khi trở về Mác-xây (Marseille) một thành phố ở
đất nước mà Người định đến, Hồ Chí Minh có lẽ đã ngạc nhiên khi nhận thấy tình
cảnh của phụ nữ ở mọi lứa tuổi, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch đều rõ ràng tồi
tệ hơn ở các cảng mà Người đã tới. Mác-xây cũng là cảng giàunhất và nhộn nhịp
nhất trong tất cả các cảng đó.
Chẳng
bao lâu sau đó, Hồ Chí Minh lại đáp một con tàu khác nhằm hướng tới thành phố
Niu Yoóc (New York), một cảng lớn hơn nữa. Chắc chắn đó là một điều kinh ngạc
khi đi ngang qua tượng Nữ thần Tự do, những tòa nhà chọc trời và giao thông đi
lại hối hả đủ kiểu, diễn tả một cách kiêu hãnh sự đắc thắng của thế giới tư bản
công nghiệp.
Nhưng,
vùng bến cảng này cũng lại đầy rẫy những nhà chứa và lũ cò mồi ma cô. Xa hơn nữa
là vô số những xí nghiệp bóc lột công nhân tàn tê, trong đó có nhiều xí nghiệp
chỉ thuê toàn phụ nữ. Chỉ 4 năm trước đó, vụ cháy ở nhà máy Triangle đã làm cả
thế giới sửng sốt vì hàng chục công nhân nữ bị chết cháy do họ bị khóa chốt ở
trong không có lối ra. Vào khoảng thời gian Hồ Chí Minh đến Niu Yoóc, khu
Brác-lin và các vùng lân cận phía Đông các thành phố đang tràn ngập những gia
đình dân nhập cư châu Âu, nhiều gia đình trong số đó có trên một chục trẻ em, tất
cả đều sinh ra trong nghèo khổ và đó là hình mẫu đáng buồn về sự tàn bạo của
con người đối với con người cũng như đối với phụ nữ.
Chẳng
bao lâu, Luân Đôn (London), lại vẫy gọi Hồ Chí Minh một khi đã tới đó, người lại
trở thành một sinh viên say sưa nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ. Theo học
E-xô-ghi-ê, Hồ Chí Minh biết được nhiều bí mật của những người thuộc tầng lớp
con ông cháu cha quý tộc nhất trong xã hội, thị hiếu cũng như quan điểm của họ
nói chung.
Vào
năm 1919, Hồ Chí Minh đã rất kiên quyết trong các phát biểu về quyền bình đẳng
của phụ nữ. Nhưng cho đến lúc đó và sau đó, chưa có phụ nữ nào đã bước vào cuộc
đời Người, như là một người bạn riêng tư, bạn gái tâm tình hoặc người vợ. Thay
vào đó, cùng với mối quan tâm của Người về công bằng xã hội, và đặc biệt là về
các quyền của phụ nữ càng sâu sắc hơn, thì Hồ Chí Minh cũng tránh xa các quan hệ
riêng tư và những người trong gia đình. Người ôm ấp một gia đình rộng lớn là
dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, nam giới, phụ nữ, và Người coi trẻ em ở khắp
mọi nơi như con cháu của chính mình, coi phụ nữ ở khắp mọi nơi như em, chị gái
của chính mình – những người đang phải chịu đựng những ách nặng nề.
Ngày
nay, các bài học về cuộc đời và tư tưởng của Hồ Chí Minh có rất nhiều và sáng
rõ. Hồ Chí Minh thường chỉ ra: quan điểm của Người về công bằng xã hội cho phụ
nữ được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn là công bằng xã hội cho tất cả mọi
người. Nhưng chính nam giới lại là những người miễn cưỡng nhất trong việc chuyển
giao cho phụ nữ quyền bình đẳng mà họ đòi hỏi ở những người khác. Tại sao lại
như vậy? Họ sợ gì vậy? Họ sợ rằng phụ nữ chúng tôi sẽ làm gì với quyền tự do của
chúng tôi chăng? Chắc chắn là chúng tôi không thể làm điều gì tồi tệ hơn họ,
như nhiều nam giới trên khắp thế giới sẵn sàng thừa nhận.
Để
kết luận tôi tin rằng tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh đầy xúc động
này, chúng ta phải làm nhiều hơn, chứ không phải chỉ viết và đọc tài liệu về Hồ
Chí Minh. Với tư cách là các học trò của Người, chúng ta cần phải kiên quyết đẩy
nhanh quá trình biến đổi để đạt được công bằng xã hội rộng lớn hơn cho phụ nữ
và đồng thời cho cả nam giới. Chúng ta phải tuyên truyền rộng rãi những lời dạy
bảo của Người và khuyến khích hàng triệu người nữa đọc những lời dạy của Người,
nghiên cứu cuộc đời của Người và đóng góp vào sự nghiệp công bằng bình đẳng cho
toàn nhân loại.
NHÀ VĂN SƠN TÙNG KỂ CHUYỆN BÁC HỒ
Trả lờiXóaNăm 1990, tôi được nghe nhà văn Sơn Tùng kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) năm 1987 tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà Văn hóa kiệt xuất"
Hội trường lớn cả ngàn người im phăng phắc khi nhà văn khó nhọc bước lên bục nói (vợ ông phải dìu và sau này tôi mới biết ông là thương binh hạng đặc biệt)
Nhà văn nói một ngày (tôi nói không ngoa, ông có một trí nhớ siêu phàm). Ông bảo: Khi viết BÚP SEN XANH thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi ông lên chất vấn: - Tại sao anh viết Bác Hồ có người yêu !
Nhà văn bình tĩnh trả lời: - Tôi có viết Bác Hồ có người yêu đâu! Tôi viết người thanh niên Nguyễn Tất Thành có một mối tình đẹp đẽ, người thanh niến ấy biết hy sinh, gác lại tình cảm riêng tư, để ra đi tìm đường cứu nước…
Rồi ông cười hồn nhiên: - Tôi có đầy đủ tư liệu để viết, nếu không tôi bị sập tiệm rồi … (cả hội trường cười lớn)
Ông kể rất nhiều, tôi nhớ mãi một chi tiết. Khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cậu Thành em mình, bà Thanh quyết định ra Hà Nội xem sao? Khi đi bà mang theo đôi vịt quê (bởi hồi nhỏ cậu Thành thích món thịt vịt).
Đến cổng phủ Chủ tịch, người cảnh vệ không cho bà vào và điện cho Bác. Được tin, Bác cho người đưa bà sang nhà ông Đặng Thai Mai nghỉ tạm, bởi Bác đang bận một cuộc họp.
Trưa ấy xong việc, Bác vội đến thăm chị. Hai chị em mừng mừng, tủi tủi, ôm nhau khóc, bởi xa nhau đã mấy chục năm. Lúc ấy có một người, mặc quân phục đi lại phía ngoài có ý theo dõi... bà Thanh phật ý nói đại ý: - Chị em người ta lâu ngày gặp nhau, sao mà cứ nhìn ngó…
Bác vội bảo: - Chú Văn đấy mà !
Ngồi vào mâm cơm, thấy đĩa thịt vịt, Bác vội quay đi lau nước mắt, (một món ăn hồi nhỏ mẹ Bác hay nấu cho mấy chị em…)
Rồi một chi tiết nữa, nhà văn kể: Trong hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người tại Hà Nội, nhà sử học nữ người Mỹ, giáo sư, tiến sỹ Josephine Stenson nới với tướng Giáp bên ngoài hành lang:
- Người Việt Nam chưa hiểu Hồ Chí Minh !
Sau này, ông có đi nói chuyện một số nơi Về Bác, rồi nghe đâu có lệnh cấm không được đi nói chuyện nữa. Mãi sau này tìm hiểu, tôi đã tìm được câu trả lời.
Nhân kỷ niệm 130 năm, ngày sinh của Người, xin kính dâng lên Người những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất !