Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

“Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển

“Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển

  •   SONG THÀNH
  • Chủ nhật, 27 Tháng 4 2014 10:43
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Sự ra đời của thuyết “sức mạnh mềm”
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có những thay đột biến. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới từ đối đầu chuyển sang đối thoại hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trong một thế giới toàn cầu hóa,…do đó mọi ứng xử quốc tế cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.
Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á 1997-98 làm cho kinh tế thế giới bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, kéo theo sự suy sụp của các nền kinh tế “bong bóng” ở một số nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc,…buộc những nước này cũng phải đi tìm con đường mới để phát triển.
 Đây cũng là thời kỳ mà công nghệ thông tin và văn hóa đại chúng phát triển mạnh, mở ra một thị trường sản xuất và tiêu thụ văn hóa rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới (ca nhạc, điện ảnh, truyền thông,…).
 Trong thời đại đối thoại thay cho đối đầu, vai trò của sức mạnh quân sự cũng đang thay đổi. Vũ khí hạt nhân với sức mạnh hủy diệt vô cùng tàn bạo, có vai trò răn đe không thể chối cãi, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đem nó ra sử dụng khi có chiến tranh, bởi người ta buộc phải tính đến cái giá khủng khiếp mà nhân loại sẽ phải trả một khi chúng được cả hai bên đem ra sử dụng.
Mỹ là một cường quốc hạt nhân nhưng đã cam chịu thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Arhentina không ngần ngại tấn công quần đảo Malvinas do Anh chiếm đóng, mặc dù Anh có trong tay vũ khí hạt nhân.
Thất bại của chính quyền Bush trong việc đem quân vào Afganistan, vào Irak hay trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay,…cũng chứng tỏ điều này. Vấn đề của các nước Hồi giáo Trung Đông là vấn đề tôn giáo, không thể giải quyết bằng quân sự mà phải bằng kinh tế và văn hóa, nhất là khi chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một lực lượng xuyên quốc gia, đang bị chi phối bởi một giáo lý cực đoan có hàng tỷ người tin theo.
Hơn nữa, việc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng trở nên tốn kém hơn, vì vậy những nước tư bản công nghiệp phát triển nay thường tập trung vào tăng cường cho sự phồn vinh của đất nước, không còn ham muốn chinh phục nữa, không muốn phải chịu nhiều thương vong. Trừ phi sự tồn vong của chính quốc gia họ bị đe dọa, còn ở các nước dân chủ, việc huy động chiến binh vào cuộc chiến phải được biện minh về tính chính nghĩa-đạo đức của nó thì mới được dân chúng đồng tình, ủng hộ. Các quốc gia ở lục địa châu Âu vốn đã bị tàn phá bởi ba cuộc chiến tranh Pháp-Đức trong vòng một thế kỷ nên họ có khuynh hướng đi tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột.
 Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự nhưng nay cũng phải cân nhắc khi sử dụng vũ lực, vì nó có thể gây nguy hại cho những mục tiêu kinh tế. Sự tồn tại của các “ốc đảo hòa bình” (như các nước Bắc Âu, Thụy sĩ,…) cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của sức mạnh mềm.
Ở thời đại hiện nay, các lợi thế hợp tác ngày càng trở nên quan trọng, ai cải thiện được khả năng hợp tác với bạn bè và đồng minh, người đó sẽ đạt được ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
 Vì vậy, trước bối cảnh mới, các nước đều đang có sự tìm tòi những phương thức ứng xử quốc tế mới, không phải đối đầu mà là đối thọai, không phải sử dụng quyền lực cứng (quân sự, kinh tế đơn thuần) mà phải tìm cách phát huy quyền lực mềm, tức là phát huy sức mạnh của hệ giá trị quốc gia: bao gồm các giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về chính sách quốc gia (đối nội và đối ngoại),… để cạnh tranh với thế giới.
Đảng CS Việt Nam, trong các văn kiện chính thức từ sau Đại hội XI tuy chưa thấy đề cập đến khái niệm “sức mạnh mềm” nhưng đã nhấn mạnh nhiều đến vai trò của “ngoại giao văn hóa” như là một biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm của quốc gia.
Vậy “sức mạnh mềm” (hay quyền lực mềm) là gì?
Quyền lực, hiểu một cách đơn giản, là quyền năng chỉ huy, sai khiến,  gây ảnh hưởng lên người khác để đạt được hiệu quả mình mong muốn. Có nhiều cách để tác động lên hành vi của người khác: như đe dọa, cưỡng ép  hay dụ dỗ, mua chuộc, hoặc là kết hợp cả hai.
 Theo GS Joseph Nye- giáo sư Đại học Harvard của Hoa kỳ-người được coi là cha đẻ của thuyết “sức mạnh mềm”, thì sức mạnh tổng hợp của một quốc gia gồm có “sức mạnh cứng” (hard power, gồm sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học- công nghệ,…) và “sức mạnh mềm” (soft power, gồm sức mạnh củavăn hóa, thể chế xã hội và các chính sách  đối nội, đối ngoại của quốc gia đó).
Sức mạnh cứngchi phối, tác động, chinh phục các quốc gia khác bằng cây gậyhaycủ cà rốtSức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn, thu phục, cảm hóa người khác bằng sức hấp dẫn của các giá trị về văn hóa, về thể chế , chính sách được thực thi hiệu quả ở nước mình, thông qua đó mà nhận được cảm tình, sự nể phục và hợp tác bền vững của các nước khác.
Ngoài ba yếu tố cơ bản nói trên (các giá trị văn hóa quốc gia, thể chế quốc gia và chính sách quốc gia), sức mạnh mềm còn có thể được tạo lập bởi một vài yếu tố khác nữa, ví như sự thành công kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc; như hải quân Mỹ tham gia cứu trợ nạn nhân sóng thần ở Ấn Độ Dương và động đất ở Nam Á; hoặc danh vọng, ảnh hưởng của những danh nhân quốc gia có tài năng, uy tín lớn…với nhân loại,… cũng có thể đem lại sức hấp dẫn cho đất nước ấy.
Ở thời đại hiện nay, sức mạnh mềm đang là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới; nếu chỉ dựa vào sức mạnh cứng về quân sự để thực hiện đường lối đối ngoại, theo “chủ nghĩa đơn phương”, theo chính sách “ngoại giao pháo hạm” như trước đây thì dù sức mạnh cứng có ưu việt đến đâu, cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề mà có khi còn để lại những hậu quả phức tạp, khó lường. Vì vậy, để đạt thắng lợi trên bàn cờ liên quốc gia hiện nay, đòi hỏi các nước phải biết phát huy sức mạnh mềm của mình.
 Mối quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềmlà mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình.Sức mạnh mềm là thể hiện sự nối dài và mở rộng của sức mạnh cứng. Một quốc gia đã yếu kém về kinh tế và quốc phòng sẽ khó có thể có sức mạnh mềm đáng kể; ngược lại, sức mạnh mềm sẽ làm tăng sức mạnh cứng, ví như tính thống nhất dân tộc, sự đồng thuận quốc gia, sự ổn định chính trị của đất nước, sức hấp dẫn về văn hóa và thể chế xã hội,…là những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh mềm, nó sẽ góp phần làm tăng sức mạnh cứng, nhờ đó mà “bất chiến tự nhiên thành”.
Ngược lại, nếu sức mạnh cứng khỏe, nhưng sức mạnh mềm yếu kém, không có sức hấp dẫn về thể chế, chính sách và văn hóa,…thì cũng không gây được cảm tình, không cạnh tranh được với ai. Nói cách khác, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm phải dựa vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia, nên cần phải tăng cường cả hai. Hiện nay, các nước lớn trong khi tăng cường sức mạnh cứng vẫn đang rất chú trọng phát huy sức mạnh mềm của mình, nhất là về văn hóa.
Singaporelà một nước nhỏ, dân ít, lại là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa (Hoa, Ấn, Mã Lai và phương Tây), tài nguyên không có gì, đến nước ngọt cũng phải nhập khẩu,…nghĩa là không có sức mạnh cứng gì đáng kể mà biết vươn lên từ sức mạnh mềm để trở thành một quốc gia có vị trí nổi bật ở châu Á và thế giới.
Người ta thường nói đến 7 trụ cột mềm của Singapore: có một đội ngũ lãnh đạo xuất chúng (như Lý Quang Diệu, Ngô Khánh Thụy,…); có một nền quản lý nhà nước ưu việt với các yếu tố: trọng đãi nhân tài, tính thực dụng, lòng chân thành, tính tối thượng của pháp luật,…; tính đa văn hóa: Singapore là sự kết hợp 4 nền văn hóa lớn của thế giới; người Singapore nói tiếng Anh tốt nhất châu Á, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước châu Á khác; có văn hóa ẩm thực đa dạng; có môi trường xanh, sạch, đẹp, v.v..
Nhật Bảncũng đất hẹp người đông, tài nguyên không có, thiên nhiên khắc nghiệt (động đất, sóng thần), lại không nằm trên trục giao thông đường biển như nước ta,…thế mà đã từng là một cường quốc quân sự, hiện đang là cường quốc kinh tế, vươn lên từ sức mạnh mềm: tinh thần võ sĩ đạo, ý chí mãnh liệt, tinh thần kỷ luật, tính cộng đồng cao, lòng trung thành, ý thức tôn trọng truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (là một quốc gia hiện đại kiểu phương Tây mà có  bản sắc dân tộc đậm nét phương Đông: từ nhà ở, y phục đến ẩm thực, trà đạo,…)
Để quảng bá sức mạnh mềm của mình, Nhật Bản đã có rất nhiều nỗ lực:
-Viện trợ kinh tế ODA cho các nước đang phát triển, như cho Việt Nam ta, mỗi lần hàng trăm tỷ Yên;viện trợ cho Quỹ tiền tệ IMF để giúp các nước đang gặp khó khăn.
- Nhật Bản tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ, như ở Afganistan, ở Irak; vào các chương trình phát triển của LHQ, như đầu tư giúp các nước châu Phi về thay đổi khí hậu, đem tàu tuần dương hộ tống tàu buôn các nước chống lại bọn hải tặc Somalie,…
-Thực hiện chiến lược ngoại giao công chúng thông qua các hoạt động truyền thông, văn hóa đại chúng, qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu Japanese.
-Phát huy quyền lực mềm văn hóa: họ mở hàng trăm trung tâm dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài, tài trợ cho sinh viên các nước sang du học tại Nhật Bản, tăng số sinh viên Nhật ra nước ngoài học, đưa sản phẩm văn hóa Nhật sang phương Tây: như truyện tranh Đôremôn, búp bê Hello Kitty,..
-Thực hiện đường lối ngoại giao đa cực, v.v..
Kết quả là Nhật Bản đã lột xác từ một tên quân phiệt trong thế chiến 2 trở thành nhà từ thiện, nhà buôn, nhà ngoại giao với hình ảnh đẹp đẽ, hấp dẫn, in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người nước ngoài.
Hàn Quốcvào những thập niên 50, 60 thế kỷ trước cũng là một nước nghèo như ta, nay đã vươn lên như một cường quốc châu Á, thông qua xuất khẩu văn hóa và các sản phẩm công nghiệp văn hóa, như:
-Điện ảnh Hallywood: họ tiếp thu tinh hoa điện ảnh thế giới để sáng tạo ra một phong cách làm phim riêng. Do nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước đã chán ngán dòng phim xã hội đen, phim chính luận khô khan,…Hàn Quốc tung ra những bộ phim có nội dung nhẹ nhàng, lấy bối cảnh chính từ xã hội hiện đại, giải quyết những mâu thuẫn gần gũi với cuộc sống đời thường, xoay quanh chữ hiếu, tình yêu chung thủy và các giá trị gia đình châu Á, song họ lại rất chú trọng đến ngoại hình của diễn viên, cảnh quay đẹp, nhạc phim hay, có sức cạnh tranh với phim nước ngoài, đã biến Liên hoan phim Pusan trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á.
-Truyền thông: được coi là một phương tiện quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra toàn cầu, trở thành một ngành kinh tế truyền thông mũi nhọn. Hàn Quốc có rất nhiều hãng truyền hình tư nhân, cạnh tranh quyết liệt với Đài truyền hình TƯ KBS của Chính phủ. Các thông tin truyền tải trên các hãng này không bao giờ lấy lại của nhau, nhưng nội dung đều nhằm mục tiêu quảng bá ra thế giới hình ảnh văn hóa, đất nước và con người Hàn Quốc - vừa truyền thống, vừa hiện đại .
-Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển, như âm nhạc, gam-show, talk-show,…với hình ảnh các ca sĩ, diễn viên đẹp - nhờ công nghệ lăng xê - tạo ra các thần tượng, góp phần Hàn hóa thanh thiếu niên nhiều nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
-Thời trang và mỹ phẩm của Hàn Quốc đều có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bỏ xa nhiều đối thủ, như Nhật Bản, mang lại lợi nhuận lớn với các thương hiệu như De Bon, E 100, Double Rich,…
-Du lịch: do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc, du khách đổ sang Hàn Quốc ngày càng nhiều, để được thăm các cảnh đẹp trong phim, thăm các trường quay, các danh thắng,…Trong năm 2011, họ thu hút được 8,8 triệu du khách nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc .
Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của văn hóa trong chiến lược “ngoại giao sức mạnh mềm” trên thế giới hiện nay.
“Ngoại giao văn hóa”- một lợi thế của sức mạnh mềm Việt Nam, cần được đẩy mạnh và phát huy.
Cần nói ngay: sức mạnh mềm không phải là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Nó cũng có những hạn chếnhất định. Là khả năng đạt được điều mình mong muốn thông qua sức hấp dẫn của các giá trị, chứ không phải bằng mua chuộc hay ép buộc, nên nó phải trải qua một quá trình, phải có thời gian. Hai nữa, chiến lược sức mạnh mềm chỉ được triển khai hiệu quả khi bản thân quốc gia đótạo ra đượcnhững giá trị đích thực, nhất là về văn hóa, được nhiều người thừa nhận, mến mộ và chia sẻ.
            Việt Nam ta hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà sức mạnh mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp dẫn về văn hóa cũng chưa đáng kể.
             Tuy nhiên, cạnh tranh “sức mạnh mềm” không phải là sân chơi dành riêng cho các “đại gia”. Các nước nhỏ hoàn toàn có thể tạo ra nguồn lực mềm của mình để xác lập vị thế quốc tế (như Na-uy, Singapore,…đang có). Văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa.
            Cứng tạo ra lực, mềm tạo ra thế. Nếu khéo làm, ta có thể chuyển thế thành lực. Lực ta hiện còn yếu (cả về kinh tế, quân sự, KH-CN), ta không thể dùng lực để đạt mục tiêu, nên phải sớm tạo ra thế bằng sức mạnh mềm của văn hóa.
            Dưới đây xin thử nêu lên một vài kiến giải sơ bộ.
1. Tiềm năng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam dồi dào, nhưng hiện vẫn chưa được kế thừa và phát huy tốt.
Việt Nam ta có một nền văn hóa lâu đời, được thừa hưởng của cha ông những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, có khả năng tạo ra sức mạnh mềm không thua kém quốc gia nào. Ví như, khi Tổ quốc lâm nguy, vua quan nhà Trần đã biết cùng các bô lão mở Hội nghị Diên Hồng, thống nhất ý chí “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, nêu cao tư tưởng “lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền”, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, “dĩ đoản binh chế trường trận”. “mưu phạt, tâm công, bất chiến tự khuất”,…Khi kẻ thù đã vẫy đuôi xin hàng, ta sẵn lòng mở đường hiếu sinh, cấp cho họ năm trăm chiến thuyền, vài nghìn cỗ ngựa để họ về nước, bởi ta chỉ cốt “dập tắt muôn đời chiến tranh, mở nền thái bình muôn thuở”.
Trong thời bình thì lo “an dân, trị quốc”, vì thế đã kiên quyết “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, để sao cho khắp “thôn cùng, xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu” như Nguyễn Trãi đã nói. Ở thời đại Hồ Chí Minh, đó là các tư tưởng “dân là chủ”,“phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc”, “có dân là có tất cả”, cho nên “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, vì dânbất tín thì vô lập… Đó là những tinh hoa muôn thưở của sức mạnh mềm, không thể để bị mai một, muốn thu phục lòng dân hay bạn bè, chúng ta phải tìm mọi cách kế thừa và phát huy nó lên, tạo ra sức mạnh mềm để bảo vệ Tổ quốc và hội nhập, phát triển thành công.
- Trở lại thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong thế kỷ vừa qua, nhân dân ta đã nêu một tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần dũng cảm, trí tuệ sáng tạo,…trong chiến tranh, nhờ đó chúng ta đã thu phục được lòng yêu mến và cảm phục của nhân loại tiến bộ yêu hòa bình, công lý, dân chủ và nhân đạo trên toàn thế giới.
Ở thời điểm đó, chúng ta được coi là biểu tượng của lương tâm, vinh dự của thời đại, một dân tộc nhỏ dám kiên cường đương đầu, chống lại những đế quốc lớn, vì các mục tiêu cao cả: độc lập dân tộc, dân chủ, nhân quyền - mà cao nhất là quyền được sống trong độc lập, tự do, theo con đường lựa chọn của mình. Chính điều đó là sức mạnh mềm tạo nên lực hấp dẫn của Việt Nam, vì thế mới có người mơ ước sau một đêm ngủ dậy thành người Việt Nam; mới có những cuộc biểu tình rầm rộ trên thế giới phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ; mới có phong trào hiến máu cho Việt Nam , phong trào tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu,… Sự ủng hộ vật chất và tinh thần to lớn đó đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của Việt Nam mùa xuân năm 1975.
Tiếc rằng ta đã không tranh thủ nắm lấy cơ hội ấy để phát triển lên thành một quốc gia độc lập, thống nhất, giàu mạnh, có vị thế quốc tế trong khu vực và thế giới. Trái lại, ngay sau đó chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong chính sách đối nội và đối ngoại, làm cho hình ảnh Việt Nam  đang huy hoàng, rực rỡ bỗng trở nên méo mó trong con mắt của loài người, đất nước lâm vào thế bị bao vây, cô lập, suy thoái, tụt hậu hàng mấy chục năm so với các nước xung quanh.
Lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì nướclà một giá trị vô cùng quý báu, nhưng “không phải để cất giấu trong rương, trong hòm” mà phải có cơ chế, chính sách, biện pháp biến nó thành động lực, khiến cho người dân sẵn sàng đem tài năng, sức lực, tiền của ra sản xuất, kinh doanh, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước. Muốn thế, Nhà nước phải là nhà nước của dân, phải tạo được niềm tin trong dân, khi đó dân sẽ sẵn sàng sẻ nhà, sẻ cửa để góp phần với nhà nước, như nhân dân ta đã từng đóng góp vào Tuần lễ Vàng và Quỹ đảm phụ quốc phòng sinh thời Hồ Chí Minh năm 1946.
- Sức mạnh mềm của Việt Nam còn được thể hiện ởtinh thần khoan dung  văn hóa. Con người Việt Nam không hề hẹp hòi, kỳ thị mà sẵn sàng thâu hóa những giá trị khác nhau của nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hoá của mình (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Chămpa,…cũng như văn hóa phương Tây sau này).
 Ví như, về chữ viết, chúng ta chưa có, hoặc có nhưng sớm bị mai một, chúng ta đã học chữ Hán, rồi dựa vào nó mà chế tạo ra chữ Nôm; hay sau này sẵn sàng tiếp thu chữ cái latinh. Về văn hóa tâm linh, ta đã có đạo thờ cúng tổ tiên, nhưng vẫn tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành,...cũng như sau này tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm cách mạng của các nước anh em,…Đó là sức mạnh mềm của Việt Nam : khả năng dung hóa, thâu hóa cái hay, cái tốt, cái đúng, cái đẹp của văn hóa nhân loại, để nâng cao và làm giàu cho văn hóa của mình.
Người Mỹ rất khâm phục và ca ngợi tinh thần bao dung, nhân ái của người Việt Nam. Trong chiến tranh, họ đã gây ra cho đất nước và nhân dân ta bao tội ác trầm trọng (sự tàn phá, chết chóc, thương tật, trẻ mồ côi, di hại của chất độc da cam,…). Nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cựu binh Mỹ đã sang thăm Việt Nam , lúc đầu họ cũng sợ bị nhân dân ta lên án, xua đuổi, nhưng ngược lại, họ đã được đón tiếp tử tế. Chính các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, G. W. Bush sang thăm Việt Nam cũng ngạc nhiên trước lòng khoan dung, hiếu khách của người Việt chúng ta, họ có được cảm giác thật sự an toàn, thoải mái khi đi dạo trên đường phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh , thăm Văn Miếu, vào lễ Nhà thờ Cửa Bắc, chơi Chợ Bến Thành, thưởng thức món phở nổi tiếng của Việt Nam ngay trong chợ, không chút e ngại. Đó là một hiện tượng khó diễn ra ở một quốc gia cựu thù nào khác của nước Mỹ.
- Sức mạnh mềm của Việt Nam còn thể hiện ở truyền thống đoàn kết, cộng đồng, sẵn sàng gạt bỏ mọi dị biệt và lợi ích riêng tư để tập trung cứu nước và dựng nước; là truyền thống lá lành đùm lá rách, cưu mang lẫn nhau trong hoạn nạn (thủy, hỏa, đạo, tặc). Lịch sử đã ghi lại không ít những trang viết cảm động, sâu sắc về truyền thống cao đẹp này. Ai cũng biết: sự thống nhất dân tộc, sự đồng thuận xã hội là nhân tố cơ bản tạo nên sự ổn định chính trị của quốc gia, tạo nên sức mạnh mềm, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Tiếc thay, chúng ta rộng rãi với người ngoài, nhanh chóng xóa bỏ quá khứ, nhìn về tương lai, nhưng nhiều khi lại hẹp hòi giữa những người cùng chung dòng máu Hồng Lạc. Một dân tộc hơi nặng cảm tính. Chiến tranh kết thúc, giang sơn quy về một mối đã 40 năm mà thiên kiến “bên này, bên kia” vẫn còn đó. So với nước Đức cùng cảnh ngộ bị chia cắt thì giữa người Việt chúng ta cho đến nay vẫn chưa thể nói đã có hòa hợp dân tộc thực sự ! Điều này đang làm suy yếu sức mạnh mềm của đất nước - một cản trở lớn cho hội nhập và phát triển.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, với hơn 3.200 km bờ biển, lại nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây; tài nguyên thiên nhiên không đến nỗi nghèo nàn; nhân dân ta vốn có truyền thống lao động cần cù và sức mạnh vượt khó đáng ngạc nhiên. Với dân số 90 triệu, phần đông là lao động trẻ, năng động, có chí tiến thủ - một nguồn lao động đầy tiềm năng,…nhưng sao đất nước vẫn không vượt lên được để trở thành một quốc gia phát triển, trái lại, sau một số năm đổi mới thành công, nay lại đang rơi vào  trì trệ, suy thoái ?
Người Trung Quốc, hơn ba chục năm trước đây từng nêu ra câu hỏi: vì sao 20 triệu người Hoa ở khắp thế giới lại tạo ra được số của cải nhiều lần hơn 1 tỷ người Hoa ở lục địa? Lời giải đã được làm sáng tỏ bằng cuộc cải cách, chuyển đổi sang kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc, theo tư duy thực dụng: “Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Kết quả là sau vài chục năm phát triển ngoạn mục, Trung Quốc đã nổi lên như là một thị trường, một công xưởng lớn nhất thế giới, có sức mạnh kinh tế vượt xa Nhật Bản, chỉ còn thua nước Mỹ !
Vậy nguyên nhân giầu nghèo là ở đâu? - do tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, văn hóa, thể chế kinh tế-xã hội hay con người ? Nếu nghiên cứu kỹ hiện tượng thần kỳ của Nhật Bản vào thập niên 60-70 thế kỷ trước hay sự vươn lên của các con rồng châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, ta có thể tự tìm được câu trả lời.
 Năm 2014 này, nhân dân ta đón xuân với thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một thông điệp chứa đựng nhiều quan điểm có tính đột phá - trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thể chế: “tập trung nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”. Thông điệp đã đề cập đến một khái niệm mới: chức năng kiến tạo phát triển của nhà nước. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người  phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình… Thông điệp đã phản ánh đúng nguyện vọng bấy lâu của người dân, nên được đa số nhân dân vui mừng đón nhận.
- Người Việt Nam vốn được tiếng là thông minh và hiếu học. Chỉ số IQ và EQ cùng những giải thưởng giành được trong các kỳ thi quốc tế đã chứng minh điều này. Đó là một lợi thế của chúng ta. Ngày nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Nhiều quốc gia lân bang vào nửa cuối thế kỷ trước vốn có trình độ phát triển không mấy hơn ta, thậm chí có mặt còn thua ta, nhưng do biết tận dụng cơ hội thời đại mang đến, họ đã bứt lên trong cuộc cạnh tranh, đem lại phồn vinh và hạnh phúc cho dân tộc mình.
Lịch sử mỗi nước tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn định hướng của các nhà lãnh đạo nước đó. Ông Lý Quang Diệu trong cuốn “Bí quyết hóa rồng” đã cắt nghĩa rõ bài học thành công của Singapore. Từ khá sớm ông Lý từng phát biểu với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Thắng cuộc đua trong giáo dục thì mới thắng cuộc đua trong kinh tế”. Đến nay, chúng ta mới thật thấm thía bài học này. Kinh tế của chúng ta trì trệ, kém phát triển vì giáo dục của chúng ta quá lạc hậu, cũ kỹ cả về nội dung lẫn phương pháp, không nâng cao được chất lượng đào tạo con người, màcon người mới là nhân tố quyết định của phát triển.
Giáo dục Việt Nam xưa vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục Nho giáo: hiếu cổ (sùng bái cái cũ, “xưa bày, nay làm”), chủ trương chỉ “thuật nhi bất tác, vô vi vô cải”, chuộng từ chương, háo danh hiệu, bằng cấp,  coi nhẹ thực nghiệp, khoa-kỹ,…cho nên các nhà nho xưa hầu như không có vai trò, tác dụng gì đối với sản xuất.
Khi đi vào xây dựng nền giáo dục mới, chúng ta đã phê phán những tàn dư này, đề cao vai trò của thực tiễn, xem thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu-giảng dạy, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi căn bệnh kinh viện, giáo điều, mà chưa xuất phát từ đòi hỏi của đời sống thực tế. Vì vậy, trong nội dung và phương pháp giảng dạy, ta thường chỉ chú trọng truyền thụ, áp đặt một chiều, không khuyến khích tư duy độc lập, không cho phép nêu phản đề, tranh luận, phản biện,…để tìm ra cái mới. Tư duy triết học đã sơ cứng thì không những khoa học xã hội không tiến lên được, mà cả khoa học tự nhiên cũng không thể phát triển.
Bản chất của giáo dục không phải chỉ là lưu giữ, truyền bá tri thức cũ, rồi đóng khung lại, “vô vi vô cải”, mà cái chính là phải nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm, phát minh,…để sản xuất ra tri thức mới (nhất là giáo dục ở bậc đại học), biến tri thức khoa học thành công nghệ, tạo ra năng suất cao hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, tiến tới hình thành nền kinh tế tri thức. Đến lượt nó, sự phát triển của khoa học-công nghệ lại thúc đẩy cuộc đua tranh sản xuất tri thức mới lên một tầm cao hơn.
Khoa học ngày nay vừa kế thừa vừa phủ định lẫn nhau để không ngừng tiến lên, cái hôm nay được coi là đúng, hôm sau có thể không còn đúng nữa. Lý thuyết hố đen của A. Einstein vừa được nhà vật lý thiên tài tật nguyền người Anh Stephen Hawking chứng minh là không tồn tại, nghĩa là không có đường chân trời cho các sự kiện. Mọi tinh tú, vật thể và con người tồn tại, tương tác với nhau trong một vũ trụ bao la, không có giới hạn không gian và thời gian.
 Việt Nam ta hầu như hiện vẫn đang đứng bên ngoài của sự đua tranh quyết liệt về phát triển tri thức khoa học. Vì vậy, để tiến cùng thời đại, chúng ta phải bắt đầu lại từ giáo dục, phải thay đổi triết lý giáo dục, trên nền tảng đó mà xác định lại mục tiêu, cơ cấu lại nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương châm, phương pháp dạy và học, có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với vai trò, vị trí của người thầy giáo,…chỉ có như vậy mới nhanh chóng đưa giáo dục của ta  thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo ra động lực mới, sức mạnh mới làm thay đổi vị thế của đất nước.
Nêu ra một số điều như trên để muốn nói rằng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam tuy dồi dào, nhưng hiện nay chủ yếu vẫn đang tồn tại ở thế tiềm năng, ta phải tìm cách làm cho nó trở thành hiện hữu. Mong rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ có những phương án khơi dậy, nâng cao, phát huy những giá trị đó song song với việc ra sức học hỏi, trau giồi những giá trị văn hóa-tinh thần tiên tiến  của thời đại, để Việt Nam có thể sớm cất cánh trong một tương lai gần.
2. “Ngoại giao văn hóa” trước mắt có thể làm gì để góp phần phát huy sức mạnh mềm của đất nước.
            2.1.Đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.
             Sức mạnh mềm của một quốc gia được thể hiện trước hết ở sức thu hút, hấp dẫn, tỏa ra từ các giá trị văn hóa của quốc gia đó, bao gồm các giá trị vật chất (hay giá trị tự nhiên, như phong cảnh, tài nguyên, môi trường…), giá trị tinh thần (hay giá trị nhân văn, như văn hóa, đạo đức, tôn giáo…) và giá trị con người (phẩm chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước,… ). Những lợi thế này nếu biết phát huy tốt sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia, có sức mời gọi đối với thế giới. Ví như, nói đến Ai Cập người ta nhắc tới Kim tự tháp; nói đến nước Pháp người ta nhắc đến tháp Eiffel, bảo tàng Louvre; nói đến nước Anh người ta nhắc đến Tháp chuông đồng hồ Big-beng, Công viên Hoàng gia…; nói đến nước Nga người ta nhắc đến Điện Kremli với những tháp chuông dát vàng, những đêm tháng sáu sáng hồng bên dòng sông Nêva, những cánh rừng bạch dương và thảo nguyên mênh mông của nước Nga; nói đến Úc, người ta nhớ ngay đến nhà hát vỏ sò Xitni, chuột túi kăngguru; nói đến nước Nhật ta nhắc đến núi Phú sĩ, hoa anh đào và trà đạo Nhật Bản; nói đến Trung Quốc là nhắc đến Vạn lý trường thành, Cố cung, Di hòa viên, và những cảnh đẹp đã đi vào văn chương như: sương bến Phong Kiều, trăng sông Xích Bích, tuyết rơi Tây Hồ,…
            Về di sản thiên nhiên:Việt Nam đã có nhiều phong cảnhvà danh thắng được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên hàng đầu của nhân loại như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, bãi đá cổ Sapa; nước ta có nhiều bãi biển đẹp (như Ngũ Hành Sơn, NhaTrang), có du lịch sinh thái sông rạch, miệt vườn Nam bộ độc đáo…
            Về văn hóa, chúng ta được thừa hưởng của cha ông một nền văn hóa đa dân tộc, phong phú về thể loại (cả dân gian lẫn bác học, cả văn chương, hội họa, kiến trúc, lẫn ca múa nhạc) trong đó một số đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại (như kiến trúc cố đô Huế, Tháp Chàm, di tích thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc, cồng chiêng, rối nước, quan họ,…). Nhưng được công nhận rồi không phải để cất vào kho, mà cần tiếp tục được nâng cao, phát triển, đem ra quảng bá với thế giới, làm cho bạn bè hiểu biết và tìm đến với nền văn hóa độc đáo của Việt Nam.
            Văn hóa ẩm thực Việt Nam vốn có sức hấp dẫn với du khách do khẩu vị Việt Nam  gắn liền với sản vật nông nghiệp nhiệt đới, giúp cho các món ăn Việt Nam bổ dưỡng mà nhẹ nhàng, thanh lịch, có hương vị và màu sắc riêng, khác với châu Âu mà cũng không giống với Trung Quốc, như món phở, nem rán cua bể, bún thang, bánh cuốn, bánh xèo Huế,…vốn từ lâu đã quen thuộc với du khách nước ngoài. Cây cỏ nhiệt đới Việt Nam tiềm ẩn nhiều vị thuốc quý, như sâm Ngọc Linh, nấm lim xanh và nhiều cây thuốc khác có thể nuôi trồng, tạo ra những vị thuốc riêng mang thương hiệu Việt Nam, để du khách có thể mua về làm quà tặng.
            Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, chủ yếu được thể hiện ở con người Việt Nam với truyền thống yêu nước, quật cường chống ngoại xâm, ở sự hài hòa cá nhân-gia đình-Tổ quốc, ở sự thân thiện, cởi mở, có tinh thần bao dung hòa hợp, không hẹp hòi, kỳ thị với những cái còn xa lạ đối với mình,…
Những giá trị đó được kết tinh ở những người con ưu tú của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh , Võ Nguyên Giáp,…cùng bao nhà văn hóa và nhân vật lịch sử lỗi lạc khác. Do cách quảng bá còn có phần thiên lệch của ta, hiện còn nhiều tấm gương của các vĩ nhân khác trong lịch sử Việt Nam vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi với thế giới.
 Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020”, yêu cầucác bộ, ngành, địa phương phải xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể  nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa của đơn vị mình. Theo tôi, đây không phải là vấn đề của các bộ, các ngành và địa phương. Cái mà chúng ta đang thiếu hiện nay là một chiến lược tổng thể mang tầm quốc gia về quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nghĩa là hiện vẫn chưa có một cơ quan, hay tổ chức nào được giao trách nhiệm đứng ra tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật,…của cả nước để xây dựng nên một chiến lược toàn diện, có tầm ngắn, tầm  dài trong cuộc đua tranh về sức mạnh mềm của văn hóa ở thời kỳ hiện nay.
Ví như về du lịch, hiện nay vẫn do từng địa phương đảm nhiệm, chủ yếu như một ngành kinh tế, một nguồn thu cho ngân sách địa phương, chứ chưa thực sự coi du lịch như một ngành văn hóa, có chức năng hàng đầu là quảng bá những giá trị của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới; vì vậy nó vẫn đang diễn ra một cách manh mún, sơ sài, nghèo nàn, thiếu một sự phối hợp, liên thông giữa các ngành với nhau. Du lịch, bản chất nó là văn hóa, gắn liền với vẻ đẹp cảnh quan, di tích lịch sử, với các lễ hội, festival ca múa nhạc mang màu sắc địa phương, du lịch làng nghề với các sản phẩm văn hóa biểu tượng cho mỗi vùng miền,…nên cần được liên kết thành các “tua”, với sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều địa phương mới thu hút được du khách đến và ở lại trong nhiều ngày.
Quan trọng hơn là cần chú trọng xây dựng hình ảnh con người Việt Nam hiện đại - với tư cách là “sứ giả” của văn hóa - để họ biết nên có, cần có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với du khách nước ngoài (nụ cười thân thiện, lòng hiếu khách, sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi, rồi ngôn ngữ, y phục, cách ứng xử, giao tiếp,…phải tỏ ra là người dân của một nước văn hóa). Còn nếu chỉ biết đeo bám, xin xỏ, gian lận, lừa lọc, chặt chém,…thì họ chỉ làm cái việc đuổi khách “một đi không trở lại” chứ nói gì đến phát huy sức mạnh mềm! Nói cách khác, muốn hấp dẫn được người ta, trước tiên phải làm cho mình trở nên hấp dẫn đã, nghĩa là phải nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm, khuyết tật tự thân về văn hóa, lối sống của mỗi người dân chúng ta, bắt đầu từ trong gia đình, học đường rồi ra đến ngoài xã hội.
2.2. Tăng cường sức mạnh mềm của “ngoại giao công chúng” để giúp họ cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam.
Ngoại giao công chúng khác với ngoại giao nhà nước ở chỗ nó không nhằm tác động đến các chính phủ; đối tượng mà nó hướng đến là công chúng, là các tổ chức phi chính phủ, tiếng nói của nó thể hiện sự đa dạng các quan điểm của cá nhân, như là một sự bổ sung vào quan điểm của chính phủ.
-Ngoại giao công chúng có thể được tiến hành bằng nhiều con đường, nhưng trước hết cần tận dụngcon đường truyền thông.
Trong cuộc xung đột Biển Đông, trước đây cũng như hiện nay, chính nghĩa thuộc về Việt Nam, nhưng chính nghĩa đó chưa được chúng ta diễn giải rõ ràng cho nhân dân Trung Quốc hiểu, do sự tuyên truyền bóp méo của truyền thông phía họ, đại bộ phận nhân dân Trung Quốc vẫn có cái nhìn sai lầm về Việt Nam, bởi các nhà cầm quyền Trung Quốc luôn luôn tuyên truyền ngụy tạo rằng các cuộc chiến 1974, 1979, 1988 là do phía Việt Nam gây ra, nên có đến 85 % người dân Trung Quốc đồng tình phải tiến đánh Việt Nam.
Trên Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang làm những việc ngang ngược, thô bạo, cư xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam, như các vụ Bình Minh 02, Viking II, Cỏ Rong,…rồi bằng sức mạnh truyền thông áp đảo, họ đã đánh đồng kẻ gây hấn với người bị gây hấn.
Ngược lại, các hành động nhân đạo của Việt Nam đã cứu hộ ngư dân Trung Quốc mắc nạn do thời tiết, lại chỉ được đưa tin trên báo chí Việt Nam, người dân Trung Quốc không hề  biết đến, do sức mạnh của truyền thông Việt Nam chưa được phát huy tốt. Chúng ta hiện có hơn 700 ấn phẩm báo chí, gần trăm đài phát thanh-truyền hình, trong đó có không ít được xuất bản và truyền hình bằng tiếng Anh, tiếng Trung,…ta cần xúc tiến liên tục, bền bỉ các chương trình truyền thông (về văn hóa Việt Nam, về thực trạng Biển Đông, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử,…) hướng về phía nhân dân Trung Quốc và các nước Asean, thông tin cho công chúng nước họ biết, đòi hỏi chính phủ họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó chính là một sức mạnh mềm để cải thiện hình ảnh và tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng các nước trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước và biển đảo của ta.
Cần nhớ lại rằng bức tường Berlin sụp đổ không phải bằng bom đạn quân sự mà chủ yếu bằng sức mạnh của thông tin-truyền thông. Trong chiến tranh lạnh, ngoài sức mạnh của ngoại giao văn hóa như nghệ thuật, sách báo, phim ảnh,… Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng sức mạnh của truyền thông, liên tục phát đi các chương trình của Đài phát thanh Tự do và Đài phát thanh Châu Âu Tự do, hướng vào công chúng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, bào mòn dần lòng tin của họ vào tương lai của chủ nghĩa xã hội. Do đó, người ta cũng gọi thông tin- truyền thông là một hình thức “ngoại giao công chúng” (public diplomacy).
-Thông tin là sức mạnh. Nhưng ở thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin trở nên bội thực, trong đống hỗn độn ấy, người ta không biết tin vào cái gì, cái nào là giả, cái nào là thật? Cách đưa tin của thời chiến tranh lạnh đã mất chỗ đứng trong lòng tin người nghe. Chân thật, chính xác, đáng tin cậy phải trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu của sức mạnh mềm truyền thông, bởi chính trị là địa hạt giành giật lòng tin, các thông tin nếu quá thiên về tuyên truyền, thiếu sự khả tín quốc gia, không thể biến thành sức mạnh mềm. Người nghe ngày nay thường không quá tin vào các nguồn tin chính thức của nhà nước, nên họ đã tranh thủ đi tìm thông tin từ nhiều con đường khác nhau.
Vì vậy, nội dung của “ngoại giao công chúng” còn được thực hiện thông qua  hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, các hội thảo khoa học, các khóa tập huấn, các chươg trình tài trợ cho du học sinh, các cuộc trao đổi, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,… với sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi,…Trong các cuộc giao lưu, tiếp xúc với công chúng ở các nước sở tại thường diễn ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm, đối thoại hai chiều, trao đổi trong phạm vi hẹp, những thông tin công chúng họ thu được tại đây sẽ có tính thuyết phục hơn, trở nên đáng tin cậy hơn.
-Ngoại giao công chúng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu nó được thuyết phục bằng hành động, bởi hành động bao giờ cũng mạnh hơn mọi lời nói. Một thí dụ điển hình là Na-uy, một nước chỉ có 5 triệu dân, không có ngôn ngữ quốc tế, văn hóa xuyên quốc gia, không nằm ở trung tâm châu Âu, cũng không phải là thành viên của EU,…nhưng lại là một quốc gia có vị thế, có tiếng nói vượt ra ngoài kích thước và tài nguyên khiêm tốn của mình, đó là vì họ đã có những hoạt động đóng góp tích cực vào nền  hòa bình trên thế giới: hòa giải cho các xung đột tại Trung Đông, Sri Lanka, Columbia; đóng góp đáng kể vào các quỹ viện trợ cho nhiều nước; là thường trực của các lực lượng giữ gìn hòa bình trên thế giới,…Dĩ nhiên trong ứng xử quốc nội, Na-uy cũng có vấn đề của họ, nhưng xét về tổng thể, Na-uy là một nước nhỏ nhưng đã biết cách khai thác một thế mạnh trong hoạt động ngoại giao để khuếch trương hình ảnh và vị thế quốc gia nhỏ bé của mình.
Việt Nam, tùy theo khả năng hiện nay, có thể từng bước tham gia vào  hoạt động của các tổ chức quốc tế, vào giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cho quân đội tham gia cứu trợ, cứu nạn trên Biển Đông hay tham gia các lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ, v.v..Thông qua những hoạt động đó, hình ảnh Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều trong con mắt của thế giới.
                                                    *
Việt Nam sẽ triển khai sức mạnh “ngoại giao văn hóa” của mình như thế nào? Ở thế kỷ trước, chúng ta đã một thời là trung tâm thu hút được sự yêu mến và kính trọng của loài người tiến bộ vì đã đi tiên phong và giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và phẩm giá con người - một chàng David bé nhỏ đã quật ngã được gã khổng lồ Goliath - làm cho chính đối thủ cũng phải nể phục. Tiếc thay, sức mạnh mềm ấy nay đã là chuyện của quá khứ, ta không thể cứ mãi “ăn mày dĩ vãng”.
Để tạo ra sức mạnh mềm mới, có lẽ ta cần tỉnh táo, sáng suốt định vị lại mình là ai, đang ở vị thế nàotrong thế giới hiện đại, cần phải thay đổi những gìđể có thể tái thu hút được sự yêu mến và cảm phục của nhân loại như một thời ta đã có ? Những câu hỏi ấy thật không dễ trả lời. Vậy xin tạm ngừng tại đây để được nghe  kiến giải của các bậc cao minh.                                                                     
Hà Nội, tháng  2 - 2014

Số phận kỳ lạ của bản thảo tập thơ "Ngục trung nhật ký"

Số phận kỳ lạ của bản thảo tập thơ "Ngục trung nhật ký"

Thứ hai, ngày 23 Tháng 9 năm 2013 15:23



Cụ Hồ Chí Minh không chủ tâm làm văn chương, toàn bộ tâm trí của Cụ dành cho sự nghiệp đuổi giặc, cứu nước. Nhưng cũng như nhiều anh hùng dân tộc trong lịch sử, Hồ Chí Minh “trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”. Nhật ký trong tù, tập hợp hơn 100 bài thơ do Cụ sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc là một minh chứng sinh động, thể hiện phẩm chất, tâm hồn của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nghệ sĩ lớn, có tấm lòng nhân ái bao la.
     Anh bai So phan ky la cua ban thao Nguc trung nhat kySáng tác văn chương của Hồ Chí Minh rải ra từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX cho đến lúc Cụ qua đời. Có bài được viết bằng tiếng Pháp, có bài bằng tiếng Việt, có bài bằng chữ Hán, tất cả đều xoay quanh một chủ đề “cứu nước, giải phóng dân tộc”, song không có bài nào vắng bóng con người. Khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa, cơm áo, hòa bình… là những nội dung chủ yếu của thơ văn Hồ Chí Minh.
     Trong những sáng tác văn chương đó, Ngục trung nhật kýcó một vị trí đặc biệt. Đó là những bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh oái oăm - hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt, nhiều khi ra đời chỉ như là kết quả của một ngẫu hứng nào đó nhằm ghi lại một cảnh sinh hoạt, một tâm tư trong tù. Thế mà sau khi được tập hợp và dịch ra, công bố rộng rãi với thế giới, những sản phẩm “thơ của một thời” ấy bỗng trở thành “thơ của muôn đời”, như lời một nhà xuất bản Pháp viết, đã làm “xáo trộn cả tâm hồn nhân loại” bởi những giá trị nhân văn cao quý, tỏa sáng từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. Đã có nhiều nhà nghiên cứu làm rõ những giá trị bất hủ này. Ở đây không bàn lại.
      Duy bản thảo tập thơ lại có một số phận kỳ lạ, kỳ lạ như chính cuộc đời của tác giả, nghĩa là đã trải qua một thời kỳ thất lạc hơn mười năm, tưởng như đã mất hút, không thể có mặt trên văn đàn! Lợi dụng điều này, đã có một vài tiếng nói lạc điệu, cố tình đổi trắng thay đen, tung ra luận điệu về “lai lịch bất minh của Ngục trung nhật ký” hòng thực hiện ý đồ: phủ nhận “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký”, nhằm chống lại sự tôn vinh của UNESCO đối với những cống hiến của Hồ Chí Minh vào kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại. Nếu đây là luận điệu của những người nặng đầu óc hận thù, chuyên nghề bồi bút thì không đáng chấp, nhưng trong số những người xuyên tạc này lại có người mang danh “giáo sư, tiến sĩ, học giả” nên có thể gây ra những hoài nghi nhất định trong một số đồng bào ta ở xa Tổ quốc. Vì vậy, nói lại một cách rõ ràng về “lai lịch” của tập thơ, để độc giả trong nước, nhất là đồng bào ở hải ngoại, có điều kiện hiểu đầy đủ và chính xác hơn về thi phẩm giá trị này là rất cần thiết.
Hoàn cảnh sáng tác, quá trình thất lạc của "Ngục trung nhật ký"
    1. Như chúng ta đã biết, tháng 8-1942, Hồ Chí Minh lên đường sang Trùng Khánh với mục đích “kiến yếu nhân” (Thế lộ nan)1, nghĩa là dự định thông qua sự giới thiệu của bà Tống Khánh Linh để tiếp kiến Tưởng Giới Thạch, nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Trung Quốc đối với tổ chức cách mạng và cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Việt Nam.
    Lúc này, Nhật đã chiếm gần hết miền duyên hải phía đông của Trung Quốc và toàn bộ bán đảo Đông Dương, đặt ách thống trị lên Việt Nam. Hai dân tộc Hoa - Việt có một kẻ thù chung là bọn quân phiệt Nhật. Ở Trung Quốc, do đòi hỏi của tình hình, vì lợi ích chung của cả dân tộc, Tưởng Giới Thạch đã buộc phải hợp tác với Đảng Cộng sản để chống Nhật. Trên thế giới, Anh, Pháp, Mỹ cũng đã hợp tác với Liên Xô để chống lại phe phát xít Đức - Ý - Nhật. Việt Nam và Trung Hoa cần phải hợp tác với nhau chống kẻ thù chung, đó là đòi hỏi khách quan của tình hình và phù hợp với lợi ích chung của cả hai dân tộc. Nhu cầu đó buộc Hồ Chí Minh phải đích thân đi Trung Quốc, nhằm tiếp xúc với Tưởng Giới Thạch, nhằm cải thiện quan hệ giữa hai dân tộc, phối hợp đấu tranh chống kẻ thù chung. Nhưng khi Hồ Chí Minh vừa vượt biên giới, đến phố Túc Vinh, huyện Tĩnh Tây, thì Cụ bị lính của Trung tướng Trần Bảo Thương, Chủ nhiệm Cục Tình báo Trung ương Quốc dân Đảng, lúc đó đóng ở Tĩnh Tây, bắt giam, vì “tình nghi Cụ là gián điệp!”.
Tại sao Cụ Hồ bị giải tới, giải lui hàng năm trời mà không nơi nào chịu xét xử?
    Thực ra, một đơn vị quân tình báo (chuyên thu thập tin tức về quân đội Nhật ở Việt Nam) không có quyền ra lệnh bắt người, nhất là trên đất Quảng Tây, nơi có chính quyền riêng, tòa án riêng, vì vậy Trần Bảo Thương bắt người không được chính quyền Quảng Tây chấp nhận. Điều đó giải thích tại sao Cụ Hồ Chí Minh cứ bị giải tới giải lui hàng năm trời mà không có nơi nào chịu nhận xét xử.
   Chặng thứ nhất, họ giải Cụ Hồ từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính rồi tới Nam Ninh - nơi đóng các cơ quan đầu tỉnh. Nhưng tòa án Nam Ninh không nhận xử, vì vụ này không phải do chính quyền tỉnh Quảng Tây ra lệnh bắt giam. Vì thế, họ lại giải Cụ về Vũ Minh. Cụ đã nói lên nỗi bất bình của mình trong bài Giải đi Vũ Minh:
Đã giải đến Nam Ninh,
Lại giải về Vũ Minh;
Giải đi quanh quẹo mãi,
Kéo dài cả hành trình.
                               (Bất bình!)2
Do bắt một người nước ngoài, vu cho là gián điệp mà không có chứng cớ gì, không một tòa án nào dám xét xử; từ Nam Ninh họ lại giải Cụ đi tiếp qua Thiên Giang, Lai Tân đến Liễu Châu, nơi đặt bản doanh của Đệ tứ chiến khu do Trương Phát Khuê làm tư lệnh. Trong bài Đến Liễu Châu (9-12), Cụ viết:
Muôn cay ngàn đắng đâu vô hạn,
Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu;
Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng,
Tỉnh ra, trên mặt vẫn vương sầu3.
Nhưng bộ tư lệnh quân khu đâu có phải là tòa án, vả lại việc bắt Hồ Chí Minh chẳng liên quan gì đến Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Tây, nên họ giam Cụ Hồ tại đây khá lâu, rồi lại giải Cụ đi tiếp lên Quế Lâm, định bàn giao cho Lý Tế Thâm, lúc đó là Chủ nhiệm hành dinh Quế Lâm, để xét xử. Nhưng Lý nói: “Ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam, thì cứ đưa về Liễu Châu, ở đó có Hội Việt Nam Cách mệnh đồng minh của người Việt Nam, mà xét xử”. Thế là Hồ Chí Minh lại bị giải trở lại Liễu Châu. Nỗi bất bình của Người đã lên đến cao điểm:
Liễu Châu, Quế Lâm lại Liễu Châu,
Đá qua đá lại, bóng chuyền nhau;
Quảng Tây đi khắp, lòng oan ức,
Giải đến bao giờ, giải tới đâu?4.
Tại sao họ lại trả Hồ Chí Minh về Liễu Châu?
    Có thể, cuốn Độc lập đặc san do tổ chức cách mạng ở trong nước biên soạn và phát hành, đã được gửi tới các cơ quan trung ương của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh và cả cơ quan đại diện Hãng thông tấn UPI của Mỹ ở đó. Trong lời giới thiệu, đặc san có viết rõ: “Hồ đại biểu là đại biểu của Hội quốc tế chống xâm lược - Phân hội Việt Nam. Mục đích của Hồ đại biểu là tới Trùng Khánh để gặp Tống Khánh Linh phu nhân, nhờ bà giới thiệu với Tưởng Ủy viên trưởng để thương lượng về việc hợp tác chống Nhật ở Việt Nam...”. Qua đó, họ biết Hồ Chí Minh là lãnh tụ phái tả của cách mạng Việt Nam, một nhân vật có uy tín, có thực lực. Điều này, giới lãnh đạo cao cấp Trung Hoa ở Trùng Khánh đã biết và qua tổ chức OSS, người Mỹ cũng biết. Họ thấy cần phải tranh thủ Hồ Chí Minh.
    Thời gian này, Trung Quốc đang bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch “Hoa quân nhập Việt” để khi Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương, hoặc chiến tranh thế giới kết thúc, họ có ngay một tổ chức chính trị của người Việt Nam lưu vong từ Trung Quốc về - dù là một mặt trận liên hiệp lỏng lẻo - cũng sẽ tạo một thuận lợi về chính trị cho họ khi đem quân vào Việt Nam. Vì thế, họ đã thay đổi thái độ đối với Hồ Chí Minh.
     Hồ Chí Minh về tới Liễu Châu vào thời điểm Hội Việt Nam Cách mạng đồng minh đang chuẩn bị họp đại hội toàn quốc. Họ muốn Hồ Chí Minh giúp họ tham gia cải tổ tổ chức này, nên lập tức Cụ Hồ được thăm hỏi, ưu đãi, được tặng sách, cấp quần áo rét, từng bước nới lỏng rồi dần dần trả tự do cho Cụ, mời Cụ tham gia Ban trù bị Đại hội, rồi lại được Đại hội bầu vào Ban Chấp hành của Đồng minh Hội!
     Ngục trung nhật ký ra đời trong bối cảnh đó (từ cuối năm 1942 đến cuối năm 1943). Trước hết nó là cuốn nhật ký ghi lại cuộc hành trình gian khổ “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”5, bị giải đi bốn, năm chục cây số một ngày, bị ăn đói, mặc rét, bị ghẻ lở, bệnh tật, chấy rận, muỗi rệp hoành hành, nhiều đêm “Không ngủ được”, phải “ngồi trên hố xí đợi ban mai6.
     Ngục trung nhật ký cũng phản ảnh nhiều sự kiện chính trị thế giới, Trung Quốc và Việt Nam diễn ra trong thời kỳ 1942-1943, gắn liền với các địa danh của tỉnh Quảng Tây, với các nhân vật có họ tên, chức vụ cụ thể trong Bộ Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Quảng Tây (nghĩa là không có cái gì liên quan đến nhân vật và sự kiện ở Hồng Kông thời kỳ 1931-1933, như có người xưng là “học giả” đã bịa đặt!).
     Ngục trung nhật ký còn phản ánh tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng của một nhà cách mạng đã vượt lên mọi sự đày ải của kẻ thù, giữ vững khí phách kiên cường, tinh thần lạc quan và lòng nhân ái bao la của một nhà cách mạng đối với nhân loại đau thương, bất kể họ là ai, nguồn gốc thế nào, hễ bị đau khổ là Cụ thương cảm.
     Bản thảo Ngục trung nhật ký ban đầu được viết bằng bút chì, trên mép trắng cắt ra từ những mảnh báo, khâu lại bằng sợi chỉ, bên ngoài đề là Ngục trung sinh hoạt cốt để không gây chú ý cho bọn gác ngục. Sau khi được trả tự do, rời khỏi Đệ tứ chiến khu, về sống ở trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng đồng minh trên đường Ngư Phong, thành phố Liễu Châu, Cụ Hồ mới có thời giờ xem lại, sửa chữa, hoàn thiện bản thảo vốn được ghi vội bằng bút chì trên các mẩu giấy báo, chép lại sạch sẽ bằng bút lông vào một cuốn sổ tay khổ 9,5 x 12,5 và đặt lại tên là Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Trong quá trình chép lại có sửa chữa vào cuốn sổ, người đọc nhận thấy có bài đã được tác giả đặt tên mà chưa kịp chép thơ và ngược lại, có hai bài đã chép thơ mà chưa kịp đặt tên, cho thấy tác giả vẫn đang còn tiếp tục cân nhắc.
      Như đã nói, Ngục trung nhật ký không chỉ ghi lại những cảnh sinh hoạt trong tù, mà khách quan còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù vô nhân đạo của chính quyền Tưởng Giới Thạch, nên về thời gian sáng tác, ở đầu cuốn sổ, Hồ Chí Minh vẫn cẩn thận viết chệch đi 10 năm: 29-8-1932 - 10-9-19337; nhưng cuối tập thơ, trang 53, trên chữ “hoàn” (hết), Cụ vẫn đề rõ cùng một thứ chữ: 29-8-1942 - 10-9-1943.
      Một số nhà hoạt động cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc thời đó, như các ông Lê Tùng Sơn, Hồ Đức Thành... trong thời gian dự Đại hội các tổ chức cách mạng ở hải ngoại, tháng 3-1944 tại Liễu Châu, đã được tiếp xúc, trò chuyện với Cụ Hồ Chí Minh, trong lúc trà dư tửu hậu, đã được nghe Cụ đọc thơ hoặc cho xem bản thảo tập Ngục trung sinh hoạt, trong đó có một số câu, một số chữ có khác với chính bản đã được tác giả sửa chữa và công bố sau này.
     2. Sau Đại hội các tổ chức cách mạng ở hải ngoại, tháng 8-1944, Hồ Chí Minh được tướng Trương Phát Khuê cho về nước cùng với 18 thanh niên do Cụ lựa chọn. Trên đường về, Cụ dừng lại nghỉ ở làng Hạ Đống (thuộc huyện Long Châu). Rời Hạ Đống, “Người đã gửi lại một chiếc vali mây, trong đó có tấm chăn quân dụng và một số sách vở giấy tờ, nhờ gia đình Nông Kỳ Chấn giữ hộ” (Hoàng Tranh dẫn theo hồi ký của Nông Kỳ Chấn)8.
    Về nước, công việc chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 diễn ra rất khẩn trương, kẻ địch tăng cường lùng sục, Cụ Hồ phải liên tục chuyển địa điểm, nhiều lần phải tạm lánh sang các xã thuộc huyện Long Châu bên Trung Quốc, đồ đạc, giấy tờ, trong đó có cuốn sổ tay thơ, được gửi lại nhà nào, Cụ không còn nhớ nữa (nhưng không có chuyện giắt lên mái tranh như có người đã viết, bởi Cụ Hồ là người rất cẩn thận). Cuốn sổ tay thơ của Cụ bị thất lạc từ đó. Rồi công việc cách mạng khẩn trương đã cuốn Cụ đi, bởi công việc làm thơ đối với Cụ, nói như GS. Đặng Thai Mai, chẳng qua “chỉ là một cử chỉ đánh rớt vào thơ”, nên Cụ chẳng có thời giờ để nhớ đến nó.
    Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, theo ông Tạ Quang Chiến - một người giúp việc lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Văn phòng Chủ tịch nước, kể lại: Một hôm vào khoảng giữa năm 1955, ông đang ngồi nhận công văn do các nơi gửi đến, thì thấy trong đó có một phong bì dày cộm hơn các phong bì khác, trên phong bì không đề tên người gửi, mà chỉ có dòng chữ: Gửi Văn phòng Chủ tịch phủ để trình lên Bác Hồ. Mở phong bì ra, ông thấy có một cuốn sổ nhỏ viết bằng chữ Hán rất sạch sẽ, không có chỗ nào gạch xóa, ông đem trình lên Bác Hồ. Nhận cuốn sổ tay, xem qua một lượt, niềm vui hiện rõ trên nét mặt, Người nắm chặt tay ông Tạ Quang Chiến và nói: “Bác cảm ơn chú!” và dặn phải có thư cảm ơn và tặng thưởng cho người có công giữ gìn và chuyển lại cuốn sổ này9.
    Tháng 9-1955, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một cuộc triển lãm lớn về cải cách ruộng đất đã được tổ chức tại phố Bích Câu, Hà Nội. Ngày 6-9-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm triển lãm. Nói chuyện với cán bộ, nhân viên triển lãm, Cụ khen triển lãm công phu, gây được ảnh hưởng tốt trong nhân dân, và hứa sẽ có quà thưởng cho Ban tổ chức. Một cán bộ được cử lên Phủ Chủ tịch nhận quà. Quà là một cuốn sổ tay gáy bọc vải đen, bìa màu xanh đã nhạt và một tấm thẻ đại biểu (phù hiệu dự Đại hội các tổ chức cách mạng ở hải ngoại, họp tại Liễu Châu tháng 3-1944) cũng màu xanh lam, trên có ghi tên Hồ Chí Minh bằng chữ Hán. Người dặn: “Các chú có thể dùng để trưng bày, giới thiệu cho mọi người biết, trừ hai hàng chữ nhỏ viết dọc bìa sau và hai phần ghi chép phía sau cuốn sổ”10.
   Cuốn sổ và tấm phù hiệu đã được Ban tổ chức kịp thời đem ra trưng bày ngay trong Triển lãm cải cách ruộng đất. Báo Nhân dân số ra ngày 13-9-1955 đã có bài viết về sự kiện này của phóng viên Phan Quang: “Chúng tôi có được xem cuốn sổ tay Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch ghi từ ngày 29-8-1942 đến 10-9-1943 trong khi Người từ Chiến khu Việt Bắc trở ra nước ngoài hoạt động và bị… giam giữ hơn một năm... Cuốn nhật ký khổ nhỏ, giấy bản màu vàng. Trang đầu có hình vẽ hai nắm tay rắn rỏi giơ lên phá tan xiềng xích...”.
    Như vậy, lần đầu tiên trong triển lãm này, đông đảo đồng bào ta đã tận mắt nhìn thấy cuốn sổ tay, bản thảo gốc của tác phẩm Nhật ký trong tù. Còn việc nghe nói đến hoặc nhìn thấy tập thơ thì có một vài người đã được biết từ sớm hơn. Báo Đồng Minh, tuần báo tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng đồng minh, xuất bản tại Hà Nội, số 43 ra ngày 16-6-1946, có đăng bài Quyển nhật ký thơ của Cụ Hồ của T.S11. Bài báo cho biết: “Nhân một bữa đến Liễu Châu để cổ động cho tờ báo trong các anh em Việt kiều ở đây, tôi đã được gặp Cụ Hồ Chí Minh. Cuộc đời tù hãm đã làm Cụ kém sắc nhiều, nhưng trong khi bắt tay Cụ, tôi thấy gân cốt Cụ còn rắn rỏi, mạnh mẽ. Cụ biết tôi viết ở báoĐồng Minh nên Cụ bảo: “Chú là người hay thơ vậy tôi có bài thơ này tặng chú”. Rồi Cụ ứng khẩu đọc luôn bài thơ Tặng cụ Đinh Chương Dương, Liễu Châu, 1943”. “Có ai ngờ Cụ là một người rất sính thơ. Mỗi một việc, mỗi một cử chỉ của đời sống hằng ngày là một đầu đề cho thơ của Cụ. Tất cả những bài thơ ấy, cụ chép trong một cuốn sổ nhỏ. Cuốn sổ ấy hầu như là quyển nhật ký của Cụ. Sau khi tặng tôi bài thơ trên, Cụ đưa tôi xem quyển thơ kia mà ít người được Cụ cho biết. Đó là một quyển sổ đóng bằng giấy bản hạng tốt, vừa to bằng bàn tay, nhan đề là Ngục trung nhật ký. Trang bìa ngoài vẽ hai bàn tay bị trói, do chính Cụ vẽ...”12.
     Sau này, trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch13, Trần Dân Tiên cho biết: trong thời gian bị nhà cầm quyền Quảng Tây bắt giam và giải đi khắp nơi, tuy gian khổ là vậy, “nhưng Cụ vẫn vui vẻ, vừa đi vừa ngâm nga. Thỉnh thoảng Cụ Hồ làm thơ”; song không thấy nói cụ thể gì hơn về tập thơ.
    Năm 1957, báo Nhân dân số ra ngày 19-5-1957 có bài viết về Quyển Nhật ký trong tù của Bác Hồ, của tác giả Nguyễn Tâm, đoạn mở đầu cho biết: “Tại phòng triển lãm14 những tài liệu cách mạng, có một quyển vở nhỏ bằng giấy bồi, ngoài bìa có bốn chữ Ngục trung nhật ký. Quyển nhật ký có hơn trăm bài thơ bằng chữ nho, ghi lại tình trạng Bác ở tù”. Bài báo kể lại tình trạng Cụ Hồ bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam hơn một năm, bị giải từ Tĩnh Tây lên Quế Lâm rồi lại đưa trở về Liễu Châu, với bao đày ải, gian nan, thiếu thốn, chỉ nghe nói lại đã thấy ghê người: đói rét, chấy, rận, rệp, muỗi, ghẻ lở... tù chính trị phải ở chung với kẻ giết người, cướp của... Tuy nhiên, Người vẫn vượt qua tất cả và tập nhật ký bằng thơ vẫn cứ tiếp tục...”.
     Lần đầu tiên, bài báo này đưa ra bản dịch bài thơ Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù tập leo núi) do Cụ Hồ làm sau khi ra tù, bản dịch tạm của tác giả bài báo như sau:
Mây ngoài mây, núi ngoài làn núi,
Lặng như gương, không bụi lòng sông.
Bốn bề phong cảnh mênh mông,
Nhìn về Tổ quốc, bận lòng cố nhân.
    Bài báo kết luận: “Quyển nhật ký ấy là một đoạn trong lịch sử hơn 40 năm đấu tranh gian khổ của Bác Hồ”. Tuy nhiên, đến thời điểm đó (1957), tập thơ vẫn chưa được dịch và giới thiệu với đông đảo người đọc.
    3. Theo lời kể của ông Trần Đắc Thọ (trong băng ghi âm gửi cho Bảo tàng Hồ Chí Minh): mãi đến năm 1959, ông Phạm Văn Bình, lúc đó là Trưởng ban Giáo vụ Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, một lần đến Kho lưu trữ của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, khi đó chưa khai trương, hiện vật cũng tạm lưu trữ ở phố Phan Bội Châu, để tìm tư liệu tham khảo về lịch sử Đảng, ông tình cờ thấy trong số tài liệu lưu trữ có một cuốn sổ gáy đen, bìa màu xanh nhạt, mở ra thấy bốn chữ Hán Ngục trung nhật ký, biết ngay là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đề nghị cho mượn về để dịch. Ông Văn Phụng - cán bộ phiên dịch của trường - dịch nghĩa, dựa vào đó ông Phạm Văn Bình (bút danh Văn Trực) dịch ra thơ và đã gửi đăng một số bài trên báo Văn nghệ số 84, tháng 5-1959. Xong việc, ông đem kết quả này báo cáo lên ông Trường Chinh và ông Tố Hữu. Một hội đồng dịch thuật tác phẩm Ngục trung nhật ký được thành lập, do ông Nam Trân, nhà thơ đồng thời là nhà Hán học uyên thâm, phụ trách với sự tham gia của ông Văn Trực và vài người khác nữa.
     Tháng 5-1960, bản dịch đầu tiên đã kịp ra mắt bạn đọc rộng rãi nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với số lượng in chưa từng có: hơn 10 vạn bản mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.
    Vì nhiều lý do, bản dịch đầu tiên mới chỉ chọn dịch, đưa in có 114 bài trong tổng số 134 bài củaNgục trung nhật ký (không kể bài Mới ra tù tập leo núi vốn ở ngoài sổ tay nhật ký). Trong các lần xuất bản sau, bản dịch đã có sự chỉnh lý và dịch bổ sung thêm một số bài nữa, đến chuyên khảo Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1993) thì toàn bộ 134 bài của tập nhật ký đều đã được dịch, từ bài Đề từ, Khai quyển... đến bài Kết luận (thực ra, nếu tính cả bài Mới ra tù tập leo núi cũng chỉ là 134 bài vì bài Liễu Châu ngục (đánh số 100 trong nguyên cảo) có đầu đề nhưng tác giả chưa kịp chép bài thơ vào.

Đôi lời về những điều xuyên tạc vụng về, kém cỏi
    1. Đáng tiếc, người phủ nhận “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký”!20 lại mang danh một giáo sư, tiến sĩ, học giả!
    Học giả trước hết phải là người đi tìm sự thật. Sự thật ấy đã được ông Lê Hữu Mục thừa biết từ những năm ông còn ở trong nước, và ông đã không chỉ nghiên cứu rất kỹ mà tự mình còn có một bản dịch riêng tập thơ đó ra tiếng Việt - nếu không phải là thơ của Hồ Chí Minh và không yêu thích nó, chẳng ai bỏ công sức ra làm một việc dày công như thế (tuy nhiên, bản dịch của ông Mục cũng chẳng có gì hơn là sự thay đổi một số chữ, một vài vần so với bản dịch đã công bố của Viện Văn học). Nhưng đã muốn xuyên tạc thì phải bịa đặt, cho nên cuốn sách đó chỉ là một sự tập hợp những điều ngụy tạo, với những lập luận thô thiển, không phải là ngôn luận của một “học giả”, vì vậy cũng không đánh lừa được mấy ai.
   Tóm tắt mấy “luận điểm” chính của ông Lê Hữu Mục:
   Ông Lê Hữu Mục viết: Bản chụp bìa sách Ngục trung nhật ký đề niên đại rõ   ràng 29-8-1932 - 10-9-1933, mà “người ta” lại gán cho Hồ Chí Minh sáng tác vào những năm 1942-1943, là một điều không đúng sự thật! Theo ông ta, vào thời gian ấy (1932-1933) Hồ Chí Minh chưa đủ thành thạo chữ Hán để làm thơ! Thơ đó là của Già Lý, một tướng cướp già, giỏi chữ Hán, biết làm thơ, bị giam chung với Nguyễn Ái Quốc trong nhà tù Victoria ở Hồng Kông, thời kỳ 1931-1933 - vậy thơ đó là thơ của Già Lý! Hai người đã bút đàm, xướng họa với nhau (Một sự ngụy tạo vô lý vì luật pháp nước Anh không cho phép tù chính trị giam chung với một tên tướng cướp giết người nguy hiểm, nên không hề có cuộc “bút đàm”, “xướng họa” nào giữa hai người như ông Mục tưởng tượng và viết ra trong cuốn sách của mình, tr. 73-75).
    Sau niên đại, ông đi vào nội dung, từ ngữ, phong cách thơ nhật ký... để so sánh, đối chiếu. Ví dụ, ông ta lập luận:
    - Già Lý là người Hán nên mới viết: mình bị “hiềm nghi là Hán gian. Tết Song thập (10-10) là quốc khánh của người Trung Quốc, nên tác giả mới viết: Quốc khánh reo vui cả nước mừng!”.
   - Ngục trung nhật ký có nhiều bài thơ đề cao sức mạnh tinh thần, tâm linh, thượng giới, thuyết tuần hoàn, định mệnh, v.v.. Hồ Chí Minh là người duy vật nên đó không phải là thơ của một người cộng sản, mà là thơ của Già Lý!
   - Lại có một số bài sặc mùi phong kiến, quan lại khi ví mình với quan võ, khanh tướng, đại tướng anh hùng... Một số bài thể hiện quan điểm “siêu giai cấp”: tình thương lan rộng đến cả cây cỏ, loài vật như bài Phu làm đường, Nửa đêm... đó không phải là ngôn ngữ của người cộng sản, của nhà cách mạng lão thành! Nhiều bài thơ nói đến gia đình, Hồ Chí Minh có gia đình đâu mà nhớ!...
   - Về phong cách thơ, Lê Hữu Mục bịa ra câu chuyện “bút đàm”, “xướng họa” trong tù giữa Hồ Chí Minh và Già Lý. Quả là muốn bịa đặt phải có trí tưởng tượng phong phú! Nhưng cái khó cho Lê Hữu Mục là ở chỗ: trong Ngục trung nhật ký lại có một vài chỗ nhà thơ tự xưng mình là người Việt Nam, nói đến đất Việt, một số từ được viết bằng chữ quốc ngữ: Oa...! Oa...! Oa...!, bọn quỷ Nadi (trong nguyên văn), v.v. như những câu:
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm…
“Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh,
“Nội thương” đất Việt cảnh lầm than...21.
     Do đó, từ chỗ khẳng định “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký”, ông Lê Hữu Mục tự lâm vào mâu thuẫn: thừa nhận Ngục trung nhật ký có hai tác giả: một Hoa, một Việt! Theo ông ta, thơ Ngục trung nhật ký có hai loại. Những bài Đường thi trữ tình, sâu sắc, đẹp, có giá trị là thơ của Già Lý. Nhân vật này lại tự coi mình là anh hùng, oai phong như quan võ, lẫm liệt như khanh tướng, thường ví mình như một con rồng, “mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới”... Đó là một tay giang hồ phóng túng, thích ngao du vào buổi sáng, thưởng thức hơi ấm bao la của vũ trụ. Địa bàn hoạt động của anh ta là rừng xanh, núi đỏ, có chim rừng về tổ, em gái xay ngô, có tiếng chuông chùa đổ chiều hôm, có tiếng sáo trẻ dắt trâu về...22. Số bài thơ trữ tình Đường thi này chiếm 3/4 tập thơ, đó là thơ của Già Lý! Phần còn lại, toàn thơ tự sự, đó là thơ của Hồ Chí Minh! Vườn thơ Hồ Chí Minh là ngôi vườn nhỏ, toàn thơ tứ tuyệt; khác với thất ngôn bát cú thiên về bộc lộ nội tâm, thơ tứ tuyệt chú trọng miêu tả ngoại cảnh, không hồi tưởng, không hoài niệm..., toàn ghi lại những sự việc hết sức bình thường, không chải chuốt, không có tính nghệ thuật!
     Lê Hữu Mục đối lập máy móc tự sự với trữ tình, coi đó là hai phong cách tách rời nhau, như không bao giờ kết hợp với nhau để cố tình gò ép vào lập luận áp đặt của ông ta: đó là thơ của hai người, hai phong cách!
      Bằng những lý giải vừa thô thiển vừa tự mâu thuẫn kiểu đó, ông ta nâng lên thành một nghi án văn chương, rồi lại còn dùng thủ đoạn trích dẫn cắt xén, bóp méo, giải thích xuyên tạc bài viết của các nhà nghiên cứu tên tuổi trong nước như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Trí Viễn... để trắng trợn nói rằng các vị đó cũng hoài nghi, thắc mắc như tâm địa của ông ta!
     2. Ông Lê Hữu Mục tự xưng là nhà văn bản học, đã dùng phương pháp văn bản học để xác định xem ai là tác giả Ngục trung nhật ký. Vậy phương pháp văn bản học đòi hỏi gì?
     - Phải đối chiếu văn bản, bút tích (nét chữ của hai tác giả) để xác định tác phẩm là của ai.
    - Phải so sánh nội dung tác phẩm về không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện... được đề cập đến trong thơ của hai người, để xác định được viết ở đâu, vào lúc nào.
    - Phải so sánh về tư tưởng, ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật, v.v. để tìm ra đặc trưng thi pháp của mỗi người.
    Như vậy, muốn bênh vực Ngục trung nhật ký là của Già Lý bằng phương pháp so sánh văn bản học, ông Lê Hữu Mục phải trả lời bằng cách so sánh, chứng minh dựa theo các yếu tố như đã nói ở trên:
    Phải đưa ra được văn bản gốc để chứng minh
   Theo ông Lê Hữu Mục, Già Lý cũng là một nhà thơ, từng có tác phẩm đã được công bố, nhưng bị thất lạc; thơ đó có nội dung, phong cách gần giống với Ngục trung nhật ký, có người đương thời nào đó đã từng đọc và xác nhận điều này. Như vậy, điều kiện cần là phải có văn bản, bút tích kèm theo để so sánh, đối chiếu nhằm đi tới kết luận như ông Lê Hữu Mục mong muốn.
    Nhưng ông ta không thể đưa ra một tài liệu gốc nào cả, mà chỉ dựa vào một chi tiết lấy từ Trần Dân Tiên trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, trong đó có kể rằng ở nhà ngục Victoria, nơi ông Nguyễn bị giam tại Hồng Kông, có một tướng cướp già họ Lý, giỏi chữ Trung Quốc, làm được thơ, có một cô con gái nuôi là Bành Hương…, thế là ông Lê Hữu Mục vội vơ lấy để khẳng định Già Lý biết làm thơ và thơ đó là thơ của Già Lý, rồi lớn tiếng kêu gọi: “Bành Hương hãy làm chứng cho cha”!!!
    Rõ ràng, việc không đưa ra được một cơ sở cứ liệu nào đã cho thấy ông Lê Hữu Mục không phải là một người biết về văn bản học mà chỉ là một người xuyên tạc tầm thường.
    Phải so sánh về nội dung tác phẩm
   Ông Lê Hữu Mục cho rằng Ngục trung nhật ký ra đời từ năm 1932-1933, do Già Lý viết ở Hồng Kông, trong ngục Victoria, chứ không phải ở Quảng Tây; thế nhưng toàn bộ nội dung của Ngục trung nhật ký lại xảy ra tại Quảng Tây, vào thời gian 1942-1943:
   Mọi địa danh trong tác phẩm đều thuộc Quảng Tây (không có một phố nào ở Hồng Kông cả): Túc Vinh, Tĩnh Tây, Long Tuyền, Điền Đông, Thiên Bảo, Quả Đức, Đồng Chính, Long An, Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm… đúng như câu thơ Hồ Chí Minh viết: Quảng Tây đi khắp mười ba huyện, còn ở Hồng Kông, ông Nguyễn chỉ bị giam một nơi trong ngục mà thôi, không có chuyện “ngao du” rừng xanh, núi đỏ như ông Mục viết.
   Thời gian ghi ở bìa đầu sách được tác giả viết lùi lại 10 năm, như đã nói ở trên, là do nội dung tập thơ khách quan có tác dụng lên án chế độ nhà tù vô nhân đạo của chính quyền Tưởng Giới Thạch nên phải lùi lại để tránh phiền hà, nếu lính canh phát hiện ra, nhưng ở trang 53, cuối tập thơ, tác giả vẫn đề rõ cũng một thứ chữ: 29-8-1942 - 10-9-1943 (xem bản chụp).
    Thời gian Hồ Chí Minh bị bắt giam ở Quảng Tây là gần 13 tháng, còn ở Hồng Kông, ông Nguyễn bị giam mất gần 19 tháng (6-1931 - 12-1932); còn khi ông Nguyễn vào ngục Victoria, Lý đã bị giam gần 7 năm, sau vụ giết tên cai ngục người Anh, lại lãnh thêm án tù 7 năm nữa! Vì vậy, những con số 29-8-1932 - 10-9-1933 chẳng có liên quan gì đến những năm tháng bị tù (và chưa được tha) của Già Lý cả!
   Bị bắt giam vô cớ vào lúc “lịch sử đang trên đầu ngọn thác”, Cụ Hồ “tiếc ngày giờ”, Người đếm thời gian từng canh:
   “Một canh... hai canh... lại ba canh” (Không ngủ được); đếm từng ngày: “Ngoảnh lại, hơn trăm ngày ác mộng” (Đến Liễu Châu); đếm từng tháng: “Sống khác loài người vừa bốn tháng” (Bốn tháng rồi), “Trời xanh cố ý hãm anh hùng/ Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng” (Tiếc ngày giờ); đếm bằng năm: “Ở tù năm trọn thân vô tội/ Hòa lệ thành thơ tả nỗi này” (Đêm thu).
   Già Lý ở tù đã 7 năm, vì giết viên cai ngục lại bị lĩnh thêm án 7 năm nữa, Lý có việc gì mà phải đếm thời gian?
   Toàn bộ sự kiện được đề cập trong tập thơ đều xảy ra trong thời gian 1942-1943. Ví dụ: sự kiện báo chí Trung Hoa đưa tin hoan nghênh W. Willkie, đại biểu Mỹ đến Trùng Khánh; hai bài thơ gửi Nehru; bài Việt Nam có bạo động... Tin trên báo Ung Ninh ngày 14-11; câu thơ “Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh”23 (cho biết Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt); “Trung Hoa kháng chiến 6 năm chầy”24 (tính từ vụ Lư Cầu Kiều 7-7-1937 đến 1943 là 6 năm); “Bọn quỷ Nadi tội đứng đầu”25(lên án tội ác Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai), v.v..
  - Về nhân vật, Ngục trung nhật ký có nhắc đến tên của nhiều nhân vật lúc bấy giờ: Willkie, Nehru, Dương Đào, ông Mạc, ông Quách, Hoàng Khoa Viên, Trần Khoa Viên, Trung tướng Lương Hoa Thịnh, Thiếu tướng Hầu Chí Minh... (cần nói thêm: trong phần phụ lục cuốn sách của ông Mục - phần tự dịch thơ - Lê Hữu Mục biết đây là điểm yếu, bất lợi cho mình nên đã cố tình lờ đi, không dám đưa ra các bài dịch có nhắc đến Việt Nam, hoặc có tên các nhân vật đương thời, nhất là hai bài thơ gửi cho J.Nehru!).
   Phải so sánh về tư tưởng, phong cách tư duy và nghệ thuật
     Ông Lê Hữu Mục khẳng định Ngục trung nhật ký là của Già Lý, nhưng ông ta không chứng minh được những tư tưởng, phong cách tư duy của Già Lý thể hiện trong tác phẩm này. Chúng ta đều biết tư tưởng của vĩ nhân là một hệ thống nhất quán, dù thể hiện ở hình thức diễn đạt nào (nghị luận hay trữ tình) thì sự nhất quán đó vẫn cứ bộc lộ ra. Không khó khăn gì để nhận ra những suy nghĩ dưới đây là cùng một phong cách tư duy:
    Nói về vai trò chiến sĩ của người nghệ sĩ cách mạng, Ngục trung nhật ký viết:
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
                 (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)26.
     Trong thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa 1951, Cụ Hồ viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”27.
    Cùng một ý chí sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Ngục trung nhật ký viết:
Thà chết chẳng cam nô lệ mãi,
Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền.
           (Việt Nam có bạo động)28.
     Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Cụ Hồ viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ !”29.
     Cùng khẳng định một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (1967), năm 1942 trong Ngục trung nhật ký, Hồ Chí Minh đã viết:
Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
Cay đắng chi bằng mất tự do?
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ,
Để cho người dắt tựa trâu bò!
(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, bài II)30.
      Một tên tướng cướp giết người có thể có ngôn luận như vậy không?
     Còn có thể dẫn ra nhiều chi tiết nữa để nói lên sự nhất quán về tư tưởng, phong cách tư duy và ngôn ngữ giữa Ngục trung nhật ký với những sáng tác khác của Cụ Hồ. Nếu như chỉ dựa vào hai phương thức biểu hiện là tự sự và trữ tình để phân biệt phong cách nghệ thuật của một nhà thơ thì thật không gì thô thiển hơn. Ai cũng biết: một nghệ sĩ đa tài thường vẫn là đa phong cách và cũng rất phong phú về cách thức biểu hiện. Đa dạng mà vẫn nhất quán. Cái nhất quán trong phong cách nghệ thuật thơ văn Hồ Chí Minh - như các nhà bình luận văn học của thế giới đã chỉ ra, đó là chân thực, giản dị, tự nhiên, hấp dẫn mà không hào nhoáng, mộc mạc mà không tầm thường. Đó cũng là những chuẩn mực về cái đẹp thường thấy ở những tài năng đã vượt qua khỏi “cái đỉnh cao nhất của kỹ xảo điêu luyện để trở thành một nghệ thuật hầu như tự nhiên”.
     Thiên chức của nhà khoa học có lương tâm bao giờ cũng hướng về chân lý, chính nghĩa, truy tìm sự thật, chứ không mượn danh khoa học để lừa dối người đọc bằng những điều ngụy tạo. Hoàn cảnh đã buộc một người có học vấn như ông Lê Hữu Mục phải làm cái việc đổi trắng, thay đen, trái với thâm tâm mình, đó là điều đáng buồn cho ông. Tuy câu chuyện đã cũ và nay ông Mục cũng đã không còn, việc phải trình bày lại một cách rành rọt là bất đắc dĩ đối với người viết, không phải để nhằm vào người đã khuất mà chỉ muốn góp phần giúp đồng bào ta đang sống ở trong nước hay hải ngoại tránh được những ngộ nhận do một số người còn nặng lòng hận thù, hiện vẫn đang lợi dụng những điều ngụy tạo do ông Lê Hữu Mục bịa ra để tiếp tục xuyên tạc về tác giả một thi phẩm lớn của văn hóa dân tộc, đã được cả loài người tiến bộ hết lời ca ngợi.
***
     Ngay trong năm 1960, Trung Quốc đã chọn in 100 bài (nhất bách thủ) trong nguyên cảo của tác giả, xuất bản để chào mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, Nhật ký trong tù đã lần lượt được dịch và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới: Nga (Mátxcơva, 1960), Mông Cổ (Ulan Bato, 1962), Ba Lan (Warsaw, 1962), Pháp (Paris, 1963), Hunggari (Budapest, 1969), Đan Mạch (Copenhaghen, 1970), Mỹ (1971), Tiệp Khắc (Praha, 1973), Nam Tư (Zagreb, 1975), Cộng hòa dân chủ Đức (Berlin, 1976), Anh (xuất bản hai lần, 1962 và 1972), ngoài ra tập thơ cũng đã được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Ảrập, tiếng Espéranto, và có lẽ còn nhiều thứ tiếng khác nữa mà chúng tôi chưa được biết.
    Tập thơ ra đời đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn quốc tế. Nhà thơ lớn Trung Quốc Quách Mạt Nhược viết: “Một trăm bài thơ hầu hết bài nào cũng đều toát ra hết sức sinh động hình ảnh một nhà cách mạng lão thành, thanh thoát, tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường - ấy là đồng chí Hồ Chí Minh. Thật là, “thi ư kỳ nhân” - thơ như người vậy... Có một số bài rất hay, nếu như đặt lẫn vào một tập thơ của các thi nhân Đường - Tống thì cũng khó phân biệt”15.
    Nhà thơ Nga Pavel Antokolski - người dịch Nhật ký trong tù sang tiếng Nga - đã viết về tính chân thực của tập thơ như sau: “Trước mắt chúng ta là hơn một trăm bài thơ tứ tuyệt có sức thuyết phục lớn lao đối với lòng người và có sức mạnh nghệ thuật ghê gớm. Sự chân thành của tác giả, tính chân thật, chất phác của Người đã chinh phục được người đọc... Tác giả đã kể về những đau khổ, bất hạnh của mình một cách đơn giản, mộc mạc, bình thản và chính xác, không cường điệu, không úp mở, không nói bóng gió... Người muốn vẽ lên những bộ mặt của con người và những mối liên hệ qua lại - cảm hứng chủ đạo nghệ thuật của tác giả chính là ở đó”16.
    G.Boudarel cho rằng: “tất cả những bài thơ ngẫu hứng ấy... đều thấm nhuần tư tưởng nhân văn là cái tạo nên sự thống nhất của nhà thơ... Dù là ghi chép những chi tiết một cách thô sơ gặp trên đường hay miêu tả tỉ mỉ phong cảnh như một nhà phong cảnh học, dù là thể thơ châm biếm sâu cay hay là thể thơ hài hước hiền hòa, dù đó là thơ cổ điển hay thơ hiện đại, Cụ Hồ Chí Minh đều sử dụng chúng một cách thành thạo”17.
     Jean Lacouture cũng viết: “Tính đôn hậu nhân văn có một không hai toát lên ở hầu khắp các bài thơ... Có một cái gì tự hào và dịu dàng xuyên qua các câu chữ, trong đó tính nhạy cảm châu Á và tính lãng mạn Pháp hòa hợp với nhau. Nhân cách, học vấn và số phận kỳ lạ của Cụ Hồ được thể hiện một cách khác thường trong các bài thơ ấy...”18.
     Tiến sĩ Phêcanxơ Xơilaghi, Tổng Biên tập tạp chí văn học của Thụy Điển Lăng kính phương Bắc,đọc xong Nhật ký trong tù, rút ra kết luận: “Đây là một cuốn sách mà tất cả mọi người yêu thơ đều nên đọc, vô luận người đọc ấy mang chính kiến như thế nào”19.
    Sở dĩ phải dẫn ra dài dòng về quá trình sáng tác, thất lạc, tìm lại, rồi được dịch ra và giới thiệu với đông đảo bạn đọc trong nước và thế giới cùng với tiếng vang của nó trong lòng bạn đọc... là để bác lại ý kiến về cái gọi là “lai lịch bất minh của Ngục trung nhật ký”, nhằm tiếp tay cho những người âm mưu chống lại Nghị quyết của UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

GS. SONG THÀNH
Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh
và các lãnh tụ của Đảng
***
Chú thích:
1, 2, 3, 4, 5, 6, 21, 23, 24, 25, 26, 28, 30. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.309, 340, 411, 423, 424, 393, 311-319, 370, 385, 385, 451, 391, 366.
7. Xem Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, Nxb. Chính trị quốc gia - Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004, mục Biên niên sự kiện, tr.279, 282.
8. Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb. Sao Mới, 1990, tr. 189 và chú thích số 185 cuối sách.
9. Theo Hồng Khanh: Niềm vui của Bác Hồ khi nhận lại bản thảo Nhật ký trong tù, viết theo lời kể của ông Tạ Quang Chiến, báo Nhân dân, số ra ngày 17-5-2003.
10. Theo lời kể của ông Hà Văn Kỉnh, cán bộ Ban tổ chức triển lãm, người trực tiếp lên nhận quà, hồi ký, hiện lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
11. T.S. có thể là bút danh của Lê Tùng Sơn, một nhà cách mạng hoạt động lâu năm ở Trung Quốc, phụ trách báo Đồng Minh. Xem số ra ngày 16-6-1946, hiện lưu tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Viêm: Bài báo đầu tiên giới thiệu “Nhật ký trong tù”, báo Lao động, số 13, ngày 29-3-1990. Xem thêm bộ sưu tập báo Đồng Minh lưu tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
13.Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn nghệ, Hà Nội, 1955, tr.95.
14. Ý nói triển lãm cải cách ruộng đất, tháng 4-1955.
15. Quách Mạt Nhược: Nay ở trong thơ nên có thép (Cảm tưởng sau khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù), báo Nhân dân, ngày 13-11-1960.
16. Pavel Antokolski: Gặp tác giả Nhật ký trong tù, trích trong tập Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1981, tr.500-501.
17. G. Boudarel: Lời giới thiệu “Nhật ký trong tù”, in trong sách Ho của D.Halberstam, Paris, 1971.
18. J. Lacouture: Ho Chi Minh, Seuil, Paris, 1967, p.62-63.
19. Báo Thống nhất, ngày 7-11-1969.
20, 22. Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Nghị luận của Lê Hữu Mục, Văn bút Việt Nam Hải ngoại xuất bản, tháng 11-1990, Làng Văn (Canađa) ấn loát và tổng phát hành.
27. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, 246.
29. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534.